Sự chú ý không phải là một khái niệm được cả hay mất cả. Dù nhiều
người có thể đồng thời chú ý đến nhiều thứ, không có nghĩa là không có giới
hạn. Những nghiên cứu tâm lý cho thấy chúng ta phân bổ sự chú ý vào càng
nhiều thứ thì sự tư duy đầu óc về từng thứ càng ít đi.
Những thí nghiệm tâm lý về sự phân tán chú ý cho thấy có những giới hạn
thực sự về khả năng tập trung của con người, khi có rất nhiều sự vật hoặc sự
việc trong môi trường xung quanh đang tranh nhau sự chú ý của chúng ta. Ở
một thời điểm, chúng ta chỉ có một khả năng tư duy đầu óc nhất định. Vì thế,
có sự vật/sự việc được tư duy hời hợt, hay tư duy ngầm. Và có sự vật/sự việc
khác thì được tư duy sâu, hay tư duy rõ ràng. Xung quanh ta có quá nhiều
thứ nên không thể tư duy tất cả với một mức độ kỹ càng như nhau.
Điều thú vị là khi chúng ta càng chú ý đến việc gì, về sau chúng ta càng dễ
nhớ lại việc đó. Ví dụ, khi chúng ta vừa lái xe vừa trò chuyện qua điện thoại
(đàm thoại rảnh tay), nghiên cứu về khả năng quan sát cho thấy dù chúng ta
có nhìn thẳng vào sự vật gì, chúng ta cũng hiếm khi nhớ là đã thấy chúng.
Vậy điều gì sẽ xảy ra trên đài phát thanh hay TV, khi một phần sự chú ý
của chúng ta bị hướng ra khỏi mẩu quảng cáo? Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta
hầu như không để ý sự có mặt của mẩu quảng cáo đó? Để trả lời những câu
hỏi này, cho phép tôi đưa bạn vào thế giới ly kỳ của các nhà tâm lý thực
nghiệm và giới thiệu thí nghiệm ‘sự chú ý bị phân tán’.
Sự chú ý phân tán
Những thí nghiệm về sự phân tán thính giác thoạt nghe thì giống một hình
thức tra tấn chậm. Các nhà tâm lý cho đối tượng thí nghiệm nghe bằng tai
nghe đồng thời hai câu chuyện (hay hai mẩu quảng cáo) – một bằng tai trái
và một bằng tai phải. (Các nhà tâm lý thực nghiệm dùng hai câu chuyện,
trong khi các nhà tâm lý marketing dùng hai mẩu quảng cáo radio.)
Ngay sau đó, các đối tượng được kiểm tra những gì họ nhớ được. Như dự
đoán, họ chỉ nhớ một phần những gì đã nghe và thường có sự nhầm lẫn xáo
trộn giữa những gì nghe qua tai phải và những gì nghe qua tai trái. So với
những đối tượng nghe tuần tự hai câu chuyện, họ nhớ ít hơn hẳn, và những gì