họ nhớ cũng nhầm lẫn nhiều hơn hẳn. Rõ ràng, sự cạnh tranh giữa những tác
nhân kích thích đồng thời sẽ làm giảm mức độ ghi nhớ.
Đây không phải là kết luận bất ngờ. Đó là lý do phần lớn chúng ta ít học
giỏi ở trường; lý do quảng cáo TV phải thú vị và vồ vập – để vượt lên và lôi
kéo sự chú ý của chúng ta, đặc biệt là trong những ngành hàng đòi hỏi ít suy
nghĩ.
Lựa chọn sự vật để chú ý: tư duy có chọn lọc
Chúng ta có thể lựa chọn sự vật mình chú ý và tư duy sâu sự vật đó. Tác
nhân kích thích càng thú vị thì chúng ta càng chú ý và càng ghi nhớ nhiều
hơn – nói cách khác, sự vật đó có tác động mạnh hơn.
Điều gì sẽ xảy ra nếu nhà tâm lý yêu cầu đối tượng thí nghiệm vừa nghe
hai câu chuyện bằng hai tai, vừa lặp lại thành lời những gì họ nghe bằng một
tai? Bằng cách này, nhà tâm lý đã khiến đối tượng tập trung nhiều sự chú ý
hơn (và tư duy sâu hơn) về thông điệp được truyền tải qua một bên tai. Nếu
nhà tâm lý hỏi về những gì ghi nhớ được thì sao? Tất nhiên với bên tai có sự
lặp lại, mức độ ghi nhớ rất cao. Điều này chứng minh nếu sự chú ý càng cao,
tư duy càng sâu thì độ ghi nhớ sẽ càng cao.
Nhưng khi nhà tâm lý kiểm tra độ ghi nhớ về thông điệp truyền tải qua tai
không có sự lặp lại thành lời, kết quả là bằng không. Đối tượng thí nghiệm
không nhớ được gì – như thể họ chưa từng nghe thông điệp truyền tải qua tai
đó. (Mức độ ghi nhớ kém của các mẩu quảng cáo radio phản ánh hiện tượng
này). Nhưng nếu đối tượng không thể ghi nhớ thông điệp này, liệu có phải nó
chẳng có tác động gì lên họ? Không hẳn thế.
Những nghiên cứu chuyên sâu của thí nghiệm ‘sự chú ý phân tán’ đã hé lộ
rằng vẫn có một mức độ tư duy, dù rất nhỏ, diễn ra trong đầu chúng ta, ở
mức độ nhận thức rất thấp. Trong thí nghiệm này, nhà tâm lý đã ngắt lời đối
tượng thí nghiệm khi họ đang lặp lại mẩu quảng cáo nghe qua một tai và hỏi
họ đã nghe được gì qua tai kia, trong 1-2 giây vừa qua? Ngạc nhiên thay, đối
tượng nghiên cứu có thể nhớ những gì đã nghe trong 1-2 giây trước qua tai
không lặp lại. Tuyệt vời! Kỳ diệu, đúng không? Đặc biệt là khi chúng ta đã