khác người khác, chúng ta có tin vào phán xét của mình mà nói ra ý kiến đó
không? Hay chúng ta lại muốn an toàn và ngả theo ý kiến số đông? Chúng ta
rất thường chọn cách an toàn. Chúng ta phục tùng đa số. Nhưng tình trạng
rập khuôn đó (minh chứng rõ ràng qua thí nghiệm Asch) diễn ra như thế nào
bên ngoài phòng thí nghiệm? Các nhà quảng cáo đâu thể nào cài ‘diễn viên’
hay áp đặt sự rập khuôn trong những tình huống hằng ngày. Thế thì thí
nghiệm này có ý nghĩa thế nào với ngành quảng cáo?
Để trả lời câu hỏi này, hãy thay đổi thí nghiệm một tí. Chúng ta đã chứng
minh được rằng khi người ta ra quyết định lựa chọn, họ dựa trên hai nguồn
thông tin:
những bằng chứng khách quan
và những gì họ nghĩ người khác nghĩ.
Ý kiến số đông có thể ảnh hưởng không chỉ đến sự phục tùng và rập
khuôn mà còn đến chính cách chúng ta nhìn ‘thực tế’.
Khi mọi nhân tố khác tương đồng
Trong thí nghiệm trên, có sự khác nhau rõ rệt giữa các thương hiệu (chiều
dài của các đoạn thẳng). Khi sự khác biệt rõ cỡ này thì cần rất nhiều áp lực
số đông mới có thể khiến người ta đi ngược lại sự sáng suốt của mình mà đi
theo đa số. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta gia giảm sự khác biệt đó? Suy cho
cùng thì trong thực tế các thương hiệu cũng hầu như giống y nhau.
Chúng tôi lặp lại thí nghiệm trên đây, nhưng lần này, các đối tượng nghiên
cứu được yêu cầu so sánh thương hiệu A với 3 thương hiệu khác gần giống
hơn về mặt chiều dài là thương hiệu E, F, G (hình 4.2). Thương hiệu nào
trong ô số 3 tương đồng với thương hiệu A trong ô số 1?