QUẢNG CÁO VÀ TÂM TRÍ NGƯỜI TIÊU DÙNG - Trang 66

Thực tế là cả 3 đều hoàn toàn giống với thương hiệu A. Nhưng bạn vẫn

phải chọn, giống như trong đời thực, bạn phải chọn một trong ba thương hiệu
giống y như nhau (giả sử bạn muốn mua sản phẩm).

Thử tưởng tượng bạn sẽ ngạc nhiên ra sao khi mọi người trả lời trước bạn

đều chọn E (vì họ được dặn trước). Với bạn thì cả 3 đều giống nhau. Bạn
nghĩ ‘hay là mình bỏ sót điều gì đó’. Đành rằng E có vẻ dài như A – nhưng
hai đoạn thẳng kia cũng thế. Vì sao mọi người lai chắc chắn đáp án là E mà
không phải là F hay G hay ‘cả ba đều đúng’?

Trong tình huống này, mọi người có xu hướng không chỉ đồng ý với câu

trả lời của đa số là E mà còn nghi ngờ cả sự phán xét của chính mình. Đây
chính là khởi đầu của niềm tin rằng các thương hiệu thực sự có những điểm
khác nhau.

Cũng dễ hiểu là trong tình huống này, đối tượng nghiên cứu tất nhiên sẽ

kém quả quyết về những kết luận mà mình phán xét. Khi thiếu bằng chứng
hay bằng chứng mơ hồ, người ta sẽ kém chắc chắn về sự sáng suốt của chính
mình. Càng kém chắc chắn thì họ càng dễ ngả theo nhận định của người
khác. Khi những khác biệt thực sự giữa các thương hiệu mất đi, người ta
ngày càng dựa vào những gợi ý từ môi trường bên ngoài để đưa ra những
đánh giá và quyết định. Đó chính là điểm mà quảng cáo phát huy hiệu quả
cao nhất. Khi mọi nhân tố khác tương đồng, chỉ cần một ‘chiếc lông vũ’
cũng đủ làm nghiêng cán cân và ảnh hưởng quyết định lựa chọn.

Hiệu ứng đoàn tàu (bandwagon effect): những biểu hiện của chuẩn

mực

Sự phục tùng đa số – chạy theo nhóm đang thắng thế, không bị lỗi nhịp –

là một động lực mạnh của nhân loại. Nó có thể tạo nên sự khác biệt cốt yếu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.