của Minh mua vịt về không biết làm sao lại dỗi với nhau, làm lông rồi
chẳng ai nấu cả. Hình như Chính “con” và Đường “cóc” cãi nhau về việc
cắt tiết: Chính áp dụng “phương pháp mới”, cắt tiết ở sườn bên dưới cánh.
Kết quả là chả có tý tiết nào mà con vịt chết ngoẻo. Thế là sinh chuyện, tôi
phải dàn xếp mãi.
Tôi và Tỵ đi ra giếng tắm. Đây là cái giếng đất có cắm bảng Cấm tắm
gần nên tôi và Tỵ phải thay nhau xách nước cho nhau tắm. Vùng này hình
như vẫn thuộc địa phận Nam Đàn nhưng xa xa đã thấy núi non làng mạc
thuộc Hà Tĩnh. Buổi chiều chúng tôi ngồi nhìn những chiếc máy bay Mỹ
vòng lượn rồi bổ nhào về phía Phà Linh Cảm và cầu Thọ Tường. Không
gặp hỏa lực bắn trả nào, chúng bay một cách thản nhiên và ngông nghênh
như bầu trời là của chúng. Tôi lộn tiết nghĩ: “Nếu chúng mày mà bay chậm
như vậy ở ngoài kia thì đã bị bắn tan xác rồi”. Vừa lúc ấy có một đoàn
thương binh đi ngược về phía chúng tôi. Một anh hỏi: “Có lính Hà Nội
không?”. Chúng tôi đáp: “Toàn lính Hà Nội thôi” rồi xúm lại quanh anh
nhờ gửi thư và hỏi chuyện. Lúc nào trong túi tôi cũng có một lá thư đã viết
sẵn nên có dịp là gửi được ngay. Hôm qua tôi cũng gặp một đoàn thương
binh đi ra, quần áo xộc xệch lem luốc, băng quấn trên đầu, trên tay.
Tuy vẫn mệt nhưng đến chiều tối chúng tôi lại lên đường. Đoàn quân
vượt qua một cánh đồng và bắt đầu đi giữa những làng mạc của Hà Tĩnh.
Anh Bính hỏi: “Quê cậu ở đây phải không?”. Tôi nói: “Đây là Đức Thọ,
quê của bà nội tôi. Còn quê của ông nội thì ở chỗ những dãy núi trọc, thấp,
nhấp nhô kia kìa, đó là Hương Sơn”. Chúng tôi nghỉ giải lao trên đê. Tôi
nói chuyện với Bùi Ngọc Toàn A12, nhắc lại những kỷ niệm ở Trường
PTCN Hai Bà Trưng, nơi tôi là Đội trưởng Cờ đỏ, còn Toàn là đội viên. Tới
một xóm nhỏ, chúng tôi ngồi đợi đến lượt qua phà Linh Cảm. Lúc xuống
bến tôi rất ngạc nhiên khi thấy đó là một đoàn 4-5 toa như toa xe lửa, ở đầu
có một cái ca-nô kéo. Qua khỏi phà khoảng 3 km, đơn vị được lệnh dừng
ăn tối bên đường, cơm nắm với ruốc thịt. Mấy cái xe xích chạy qua ầm ầm,
nghiến đường ken két, khói bốc mù mịt. Đêm đã khuya lắm, chúng tôi vẫn