rất lạ. Có tiếng ai đó an ủi, tôi nghe câu được câu chăng nhưng cũng hiểu
chuyện: Bà mẹ vừa nhận được tin con gái đi Hỏa tuyến (Dân công hỏa
tuyến) đã hy sinh. Lòng tôi chợt nao nao. Chiến tranh đã gây đau khổ cho
biết bao bà mẹ, biết đâu lại chẳng có mẹ mình… Tôi lắc đầu cố xua đuổi ý
nghĩ ghê rợn đó.
Buổi chiều, đùa cợt với Thành “ma tịt” một lúc, tôi tha thẩn tản bộ dọc
đường cái. Đây là một cái làng gần sông. Chợt thấy Nghĩa trang Liệt sĩ trên
đồi thông tôi bèn rẽ vào. Có nhiều nấm mồ còn mới, mộ chí bằng gỗ hoặc
sắt tây. Phần lớn các mộ mới là của Liệt sĩ Thanh niên Xung phong, nữ
chiếm đa số. Quê các chị thấy ghi Nam Hà, Thái Bình, Nghệ An…
Từ trên Nghĩa trang tôi nhìn được ra sông. Ở phía dưới ấy có một bến
đò. Hố bom nham nhở trên bờ dốc, xới lên mầu đất nâu đen. Hôm nay trời
mù, mây xám xịt nên máy bay Mỹ ít hoạt động. Buổi tối cả tiểu đội lại
nhao nhao đòi tôi kể chuyện. Từ khi được nghe “Hầm bí mật bên bờ sông
En-bơ” ở Đức Thọ, các cu cậu đâm ra mê chuyện kể của tôi. To mồm đòi
nhất là Thành “ma tịt” và Phái “con”. Tôi bèn kể cho cả bọn nghe chuyện
ngắn “Phát súng” của Pushkin.
Hôm sau, trời vừa sáng đã thấy một chiếc F4 trinh sát đến quần đảo.
Tôi giở giấy bút ra viết thư về nhà, mặc cho tiếng máy bay gào điếc cả tai.
Rồi 2 chiếc A6A bay tới. Nghe tiếng súng 12,7 ly nổ “pách, pách”, tôi vội
chạy ra nhìn. Chiếc A6A thứ nhất đang bổ nhào xuống, to đến nỗi tôi nhìn
rõ cái đầu tròn rụt của nó với thanh kim loại cắm ở mũi. Nó bắn một tràng
dài rồi ngóc cổ bay lên. Đến lượt chiếc A6A thứ 2 bổ nhào, to nhanh một
cách kinh khủng lao xuống phía bờ sông. Tiếng súng 12,7 ly của ta vẫn bắn
trả liên hồi. Từ dưới cánh máy bay tách ra 4 đốm đen, nhanh chóng hiện
nguyên hình là 4 quả bom vun vút lao xuống. Tôi vội hô tiểu đội nằm và
nhoài ra đất. Hơi bom nổ phần phật, ngôi nhà lay chuyển kêu răng rắc. Một
mảnh ván thuyền từ phía sông bị văng lên rất cao, quay tít. Mẹ kiếp, nó