(1) "Bãi khách“ là tên gọi một kiểu trạm giao liên thời chống Mỹ, nơi
nghỉ tạm của của bộ đội, TNXP, cán bộ... giữa rừng, trên đường hành quân
vào chiến trường và từ chiến trường ra. Nhà thơ Xuân Sách có bài thơ
"Trạm giao liên và bãi khách“ có những câu: Trạm giao liên nhỏ như cái
nấm/ Chủ có dăm người khách thì hàng vạn/ Lo ăn lo ở toát mồ hôi/ Mà
trước nhà còn có khóm hoa tươi/ Khách toàn những chàng trai trẻ đẹp/ Cô
chủ nhà giữ vẻ nghiêm trang:/ - Các anh ngủ, ngày mai còn đi tiếp/ Nhưng
cả rừng lại cất tiếng cười vang/ Giữa những khuôn mặt hiền như ánh trăng/
Nào có biết ai sẽ là dũng sĩ/ Ai sẽ tung hoành trong trại đồn giặc Mỹ/ Ai là
anh hùng đốt cháy xe tăng?/ Ai ngày sau thám hiểm Trường Sơn/ Có còn
nhớ trạm giao liên mọc như cái nấm/ Và bãi khách, rừng cây mòn vết võng/
Đã đi qua một thời đại anh hùng (BT).
Sáng hôm sau tôi cử Đệ nhóm lò nấu ăn, còn mình cầm Ny-lông đi lấy
nước. Cái lạch tối qua chúng tôi lội qua rất bẩn, nước tù, xâm xấp mắt cá
chân, ngập đầy lá cây mủn đen, hôi thối. Tôi phải đi ngược dòng, tới 1 chỗ
lòng lạch rộng hơn, 2 bên vòm nứa âm u, nước khá trong, có rong lượn lờ ở
dưới. Tôi vục nước vào Ny-lông túm lại vác về. Đệ đã chọn bếp và nhóm lò
xong, chúng tôi nấu cơm rồi hâm thịt hộp. Khắp bãi khách cũng đang ý ới
tiếng gọi nhau, tiếng chẻ củi… Bọn B3 mãi không nhóm nổi lò, chắc chọn
phải cái bếp Hoàng Cầm tồi quá. Tiểu đội tôi đã đàng hoàng dỡ cơm ra ăn.
Anh Y có vẻ hài lòng, mang 1 gói ruốc thịt nữa ra cùng ăn với chúng tôi.
Bọn B3 cuối cùng đành phải sang xin nấu nhờ bếp. Thành và Phái nằm 1
góc sát với B3, chúng lười quá, lay mãi mới chịu dậy ăn cơm. Xong xuôi,
anh Y đi họp, tôi cầm nilông đi lấy thêm nước. Dọc đường tôi cố để ý xem
có gặp Đại Cường, Quốc Hưng hoặc Phổ Thọ (những người bạn cùng
trường) không? Hưng tôi đã gặp ở Nghĩa Đàn, đen và khỏe, ở trường cậu ta
tập xà kép rất giỏi. Còn Cường và Thọ thì chưa gặp. Khi trở về, anh Y ra
lệnh nấu cơm nắm, chuẩn bị hành quân ngay.
Mặc dù còn rất mệt, chúng tôi vẫn phải thu dọn đồ đạc, tập hợp nghe
anh Y phổ biến. Sẽ hành quân bộ, lá ngụy trang được cắm vào ba-lô. Tôi lơ