Gia đình này sống tại Paray-le-Monial và Jacob X. đã sống tuổi thơ ấy
của anh ta dưới bóng đại giáo đường. Trên tường phòng tiếp khách treo các
bức chân dung của các Thống chế Pháp: Gallienni, Foch, Joffre
[23]
, huân
chương quân công của Đại tá X. và rất nhiều huân chương của chính quyền
bù nhìn Vichy dưới thời quân Đức chiếm đóng. Do ảnh hưởng của những
người thân, chàng cũng đang chuẩn bị thi vào Học viện Saint Cyr và sẽ
thành Thống chế như Pétain.
Tại trường trung học, ông Giáo sư C., dạy môn lịch sử có giảng đến vụ
án Dreyfus. Ông Giáo sư này, hồi trước chiến tranh đã đảm nhiệm một chức
vụ quan trọng trong Lực lượng Cảnh sát Pháp. Ông không phải không biết
rằng Đại tá X. đã tố cáo với chính quyền chiếm đóng Đức cha mẹ của Jacob
X. và việc tiếp nhận cậu bé Do Thái này chính là nhằm khôi phục lại sự
đúng đắn sau khi nước Pháp được giải phóng.
Do khinh bỉ chủ nghĩa Pétain theo kiểu Saint-Sulpice của gia đình X.,
Giáo sư rất sung sướng thấy đã gây được sự bất hoà trong gia đình này. Sau
bài giảng, ông ra hiệu của Jacob X. đến gặp riêng và ông nói vào tai chàng:
“Thầy biết chắc là vụ án Dreyfus đã làm em rất phiền lòng. Một thanh
niên Do Thái trẻ tuổi như em tất rất quan tâm đến nỗi bất công kia.”
Jacob X. hoảng sợ nhận thấy chàng lại có gốc Do Thái. Trước đây
chàng vẫn tự đánh đồng mình với Thống chế Foch, Thống chế Pétain, vậy
mà bây giờ bỗng nhiên chàng lại giống Đại uý Dreyfus! Nhưng Jacob X.
không tiến hành báo thù bằng cách phản bội như Dreyfus đã làm. Chàng
nhận hồ sơ quân đội và thấy không có con đường nào khác ngoài đảo ngũ.
Bài sám hối trên đã gây ra mối bất hoà trong những người Do Thái có
quốc tịch Pháp. Những người theo chủ nghĩa xiônit khuyên Jacob X. di cư
sang Israel. Ở bên đó chàng đủ tính hợp pháp để ôm mơ ước nhận cây gậy
Thống chế. Những người Do Thái ô nhục và đã chịu đồng hoá thì vu cho