làm cho toàn bộ nông dân nước Pháp lụn bại và biến vùng Cantal thành đất
của người Do Thái.
Chẳng bao lâu tôi đâm chán tất cả những trò ấy. Tôi bèn cùng với cậu
bạn Essarts trung thành rút lui đến khách sạn Trianon ở Versailles để đọc ở
đó tác phẩm của nhà xã hội không tưởng Saint Simon. Mẹ tôi lo lắng thấy
nét mặt rầu rĩ của con trai. Tôi bèn hứa sẽ viết một vở bi hài kịch, trong đó
bà đóng vai chính. Sau đấy bệnh lao sẽ đem tôi đi một cách nhẹ nhõm.
Hoặc khi đó tôi có thể tự sát. Sau khi cân nhắc kỹ càng, tôi quyết định
không kết thúc bằng cái đẹp. Họ sẽ so sánh tôi với con Đại bàng hoặc chàng
Werther thất tình của thi hào Goethe.
Tối hôm đó Essarts muốn kéo tôi đến dự một dạ hội hoá trang.
- Trước hết cậu đừng cải trang thành nhân vật Shyloch hay anh chàng
Do Thái Suss như mọi khi. Mình đã thuê cho cậu một bộ triều phục lộng lẫy
thời vua Henri III và thuê cho mình một bộ sĩ quan kị binh Thổ Nhĩ Kỳ.
Tôi khước từ lời mời của anh ta, viện cớ tôi đang phải viết cho xong vở
kịch. Essarts chia tay tôi ra khỏi cổng khách sạn, tôi cảm thấy một nỗi hối
hận mơ hồ. Lát sau anh bạn tôi chết trên xa lộ Tây. Một tai nạn không sao lý
giải nổi. Anh mặc bộ sĩ quan kị binh Thổ Nhĩ Kỳ. Khuôn mặt anh ta vẫn
nguyên vẹn.
Ít lâu sau tôi hoàn thành kịch bản. Bi hài kịch. Gồm những lời chửi rủa
bọn goye. Tôi tin rằng vở kịch sẽ làm công chúng Paris phẫn nộ. Người ta
sẽ không tha thứ cho tôi cái tội đưa những trò điên rồ và chủ nghĩa chủng
tộc của tôi lên sân khấu một cách đầy gây sự như vậy. Tôi đặt hy vọng rất
nhiều vào đoạn hò hét kết thúc vở: trong một phòng quét vôi trắng, nhân vật
cha và nhân vật con chạm trán nhau: con mặt một bộ đồng phục S.S. đã vá
lại và khoác bên ngoài tấm áo mưa của Gestapo, cha thì đội mũ ca lô, áo
thắt đai ngang lưng và để bộ râu theo kiểu giáo sĩ Do Thái. Họ nhại một
cuộc hỏi cung, anh con trai đóng vai đao phủ, ông bố đóng vai nạn nhân. Bà