đấu trong bộ quân phục Đức. Tôi ỉa vào quân đội Pháp” (lời của con một
cảnh sát trưởng Pháp). “Ông là một thằng ĐỂU” (lời của con trai một sĩ
quan hải quân Pháp). Tôi kẹp mạnh vào cánh tay cha tôi. Vậy là hai cha con
không khác nhau gì hết, đúng vậy không, ông bố cao lớn của con? Làm sao
con có thể giết chết cha được? Tôi yêu ông vô cùng.
Chúng tôi đáp chuyến tàu hỏa Paris – Bordeaux. Bên ngoài cửa sổ lắp
kính của toa tầu, nước Pháp đẹp tuyệt. Orleans, Beaugency, Vendome,
Tours, Poitiers, Angoulême. Cha tôi không mặc bộ âu phục xanh lá cây
nhạt, cà vạt bằng da hoẵng màu hồng, sơ mi xứ Êcốt, đeo nhẫn bạch kim và
cả giầy có ghệt bằng da cừu non nữa. Tôi cũng không còn tên là Raphael
Schlemilovitch. Bây giờ tôi là con trai trưởng của một ông chưởng khế ở
Libourne và chúng tôi đang trên đường trở về quê hương ở tỉnh. Trong khi
thằng cha Robert nào đó đang phung phí tuổi trẻ và sức khỏe ở Cap Frerrat
ở Monte Cario và Paris, thì cái gáy bướng bỉnh của tôi nghiêng xuống
những bài tập dịch tiếng La-tinh. Tôi luôn miệng nhắc lại: “Phố Ulm! Phố
Ulm!” và mặt tôi nóng lên.
Phố Ulm. Tôi sống chung phòng trọ với một sinh viên trẻ tuổi cũng từ
tỉnh lẻ lên. Tình bạn sẽ nẩy nở giữa hai chúng tôi như keo sơn. Chúng tôi
như cặp Jalllec và Jerphanion. Một buổi tối, hai chúng tôi leo lên những bậc
thang của đồi Montmartre. Chúng tôi sẽ nói giọng quyết tâm: “Sắp tới Paris
là nơi của hai chúng ta!”. Chúng tôi viết những lá thư văn hoa gửi về nhà:
“Mẹ ơi, con hôn mẹ. Ký tên: Con vĩ đại của mẹ”.
Ban đêm, trong không khí lặng lẽ của phòng trọ, hai đứa chúng tôi trò
chuyện về những người tình tương lai của chúng tôi: những Bá tước tiểu
thư Do Thái, những con gái các doanh nhân cỡ lớn, những nữ nghệ sĩ sân
khấu, những kỹ nữ cao cấp. Họ sẽ phải khâm phục tài ba và học vấn uyên
bác của chúng tôi. Một buổi chiều, hai chúng tôi tim đập thình thịch sẽ gõ
cửa ông chủ xuất bản Gaston Gallimard: Thưa ngài, hai chúng tôi muốn là
sinh viên Cao đẳng Sư phạm và chúng tôi muốn gửi ngài những tác đầu tay