QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 10

Dẫn nhập

Lẽ vô thường

Trong những năm Tiền khủng hoảng

*

– trước cuộc khủng hoảng 2008,

thế giới tận hưởng đợt bùng nổ kinh tế chưa từng có trải từ Chicago đến
Trùng Khánh. Mặc dù đợt bùng nổ này diễn ra chỉ vẻn vẹn bốn năm với một
nền tảng mỏng manh, nhiều nhà quan sát xem đó là sự khởi đầu của một thời
kỳ toàn cầu hóa vàng son. Dòng tiền, hàng và nhân lực sẽ tiếp tục tăng
trưởng với tốc độ kỷ lục, làm gia tăng và lan tỏa sự thịnh vượng. Nhiều quốc
gia nghèo sẽ đứng vào hàng ngũ các nước giàu. Sẽ có thêm nhiều công dân
của họ thoát nghèo và có cuộc sống sung túc, thu hẹp khoảng cách giữa 1%
và số còn lại. Với sức mạnh mới được phát hiện của chính mình, giới trung
lưu đang trỗi dậy của toàn cầu sẽ gây áp lực lên các chế độ độc tài để nới
lỏng ách kiểm soát, tổ chức những cuộc bầu cử đích thực và mở ra các cơ
hội mới. Sự thịnh vượng đang trỗi dậy sẽ dẫn đến tự do chính trị và dân chủ,
và lại mang đến thêm sự thịnh vượng.

Thế rồi đến năm 2008. Những năm Tiền khủng hoảng đã nhường chỗ

cho những năm Hậu khủng hoảng

*

. Đến Hậu khủng hoảng, sự kỳ vọng về

một thời vàng son đã nhường chỗ cho một thực tại mới. Sự hô hào về toàn
cầu hóa đã nhường bước cho những bàn tán về “giải toàn cầu hóa”. Bức
tranh lớn trở nên phức tạp và mâu thuẫn, bởi không phải tất cả mọi dòng
chảy trong toàn cầu hóa đều bị chậm lại hoặc đảo chiều. Dòng chảy thông
tin, được đo bằng lượng truy cập Internet, chẳng hạn, vẫn tăng mạnh. Dòng
chảy nhân lực, được đo bởi lượng du khách và hành khách hàng không,
đang tăng mạnh. Nhưng về tổng thể lượng di dân kinh tế dịch chuyển từ các
nước nghèo sang các nước giàu đã giảm, bất chấp cuộc tranh cãi gay gắt nổ
ra vào năm 2015 về người tị nạn Hồi giáo từ Syria và Iraq. Và dòng tiền vốn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.