QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 9

của rừng xanh. Chớ tiêu hao năng lượng với những số liệu lập lòe hằng ngày
hoặc hằng quý. Hãy thích ứng với hoàn cảnh đang chuyển biến thay vì để
cho bản ngã cản trở một cuộc triệt thoái chiến lược. Tập trung vào các xu
hướng lớn, và theo dõi những ngã rẽ. Hãy xây dựng một hệ thống phát hiện
những dấu hiệu chuyển biến quan trọng, ngay cả khi mọi người quanh ta đều
đang tận hưởng xu thế hiện thời. Hơn 25 năm qua, tôi đã dành rất nhiều thời
gian để thực nghiệm, cố gắng tạo dựng một hệ quy luật nhằm phát hiện
những biến động trong tình hình kinh tế.

Những yếu tố để sinh tồn trong tự nhiên và ở Phố Wall cũng áp dụng

cho sự sinh tồn của các quốc gia trong nền kinh tế thế giới. Không có một
hình mẫu độc nhất nào. Mọi quốc gia điều có cùng nguy cơ bị tổn hại bởi
các chu kỳ bùng nổ và suy thoái, đều triệt tiêu hầu hết các đợt tăng trưởng
kinh tế mạnh mẽ và cuối cùng biến những con báo săn phóng vùn vụt thành
những con mèo kiệt sức. Làn sóng khủng hoảng sau cuộc suy thoái toàn cầu
2008 đã làm tê liệt nhiều nền kinh tế, cả yếu lẫn mạnh, cả đã phát triển lẫn
đang phát triển. Noi theo các mô thức phát triển kinh tế lâu năm, các ngôi
sao mới của kỷ nguyên mới lại nổi lên từ các quốc gia từng bị xem nhẹ như
bọn ăn xác thối hay lũ ăn cỏ chậm chân, mà ngay cả sự trỗi dậy ban đầu của
họ cũng chẳng được mấy ai nhắc tới. Bất cứ ai nỗ lực tìm hiểu những bước
thăng trầm của các quốc gia đều phải nghiền ngẫm thực tế rằng nền kinh tế
toàn cầu là một khu rừng náo nhiệt; những cuộc bùng nổ tăng trưởng, sa sút
và phản kháng đều nằm trong nhịp điệu thường tình của nó. Những gì tôi
viết sau đây là nhằm giúp ta xác định mười dấu hiệu nhận diện những
chuyển động hệ trọng, đưa tình hình đi đến chỗ tốt đẹp hơn hoặc tệ hại hơn,
gồm cả những chuyển động chẳng hề phát ra tiếng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.