QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 11

ảnh hưởng trực tiếp nhất đến sự tăng trưởng kinh tế – dòng vốn giữa các
quốc gia và kim ngạch giao thương hàng hóa và dịch vụ – đã giảm mạnh.

Các quốc gia đã quay vào trong, tái thiết lập các rào cản thương mại và

tự cách ly với các nước láng giềng. Trong thập niên 2010, lần đầu tiên kể từ
thập niên 1980, thương mại toàn cầu đã tăng trưởng chậm hơn so với kinh tế
toàn cầu. Các ngân hàng quốc tế lớn đã thu mình lại trong biên giới bản
quán của họ, e ngại cho vay ra nước ngoài. Sau khi tăng mạnh trong hơn ba
thập kỷ, các dòng vốn đã đạt đến mức đỉnh cao lịch sử 9 ngàn tỷ đô-la và
chiếm 16% nền kinh tế toàn cầu trong 2007, sau đó giảm xuống còn 1,2
ngàn tỷ đô-la tức 2% của kinh tế toàn cầu – mức của năm 1980.

Khi tiền cạn kiệt và thương mại suy giảm, sự tăng trưởng kinh tế cũng

chịu chung số phận. Các nền kinh tế quốc gia thường hứng chịu suy thoái,
nhưng vì luôn có những quốc gia đang tăng trưởng nhanh đâu đó trên thế
giới, nền kinh tế toàn cầu hiếm khi suy thoái toàn bộ. Do đó, Quỹ Tiền tệ
Quốc tế (IMF) định nghĩa một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu không theo
mức tăng trưởng GDP âm mà theo sự sụt giảm của mức tăng trưởng thu
nhập, số việc làm bị mất đi và các yếu tố khác khiến cả thế giới cảm thấy
đang bị một cuộc suy thoái bao vây. Theo IMF, đã có bốn lần như vậy: vào
giữa những năm 1970, đầu những năm 1980, đầu những năm 1990 và giai
đoạn 2008 – 2009. Trong cả bốn trường hợp, tăng trưởng GDP toàn cầu đều
giảm xuống dưới 2%, so với mức tăng trưởng dài hạn 3,5%.

*

Tăng trưởng

toàn cầu cũng giảm xuống dưới 2% vào 2001, khi bong bóng công nghệ Mỹ
vỡ. Thế nên, trên thực tế, có thể nói rằng đã có năm cuộc suy thoái trên toàn
thế giới kể từ 1970, và chúng đều có một điểm chung. Tất cả đều bắt nguồn
từ Mỹ.

Nhưng cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu kế tiếp có khả năng là “sản xuất

tại Trung Quốc”, quốc gia mà trong những năm gần đây đã vươn lên thành
nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và đóng góp lớn nhất vào mức tăng hằng
năm của GDP toàn cầu. Năm 2015, do sự trì trệ kinh tế ở Trung Quốc, nền
kinh tế toàn cầu tăng trưởng ở mức chỉ 2,5%, và đến cuối năm đã đứng bên
bờ vực của một cuộc suy thoái nữa. Sự trì trệ của Trung Quốc đang tác động

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.