QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 12

hết sức mạnh mẽ đến các quốc gia cùng mới nổi khác. Nếu không tính
Trung Quốc, các quốc gia mới nổi khác đang tăng trưởng với mức trung
bình chỉ trên 2%, tức chậm hơn cả nền kinh tế giàu có hơn nhiều của Mỹ.
Thu nhập bình quân của các quốc gia nghèo và trung bình này không còn bắt
kịp với nền kinh tế hàng đầu thế giới. Từ Brazil đến Nam Phi, các nền kinh
tế mới nổi đang tụt xuống trên bậc thang phát triển. Cảm giác về vận hội mà
sự thịnh vượng toàn cầu tạo ra đã biến thành một cuộc tranh giành để tìm
một ngách hẹp sinh tồn.

Thế giới đã đổ vỡ. Niềm hy vọng sự thịnh vượng sẽ mang đến tự do và

dân chủ đã phai nhòa. Theo Freedom House, kể từ 2006, năm nào số lượng
các nước sa sút về các quyền chính trị cũng vượt quá số các nước đạt được
bước tiến. Tính chung, 110 quốc gia, tức hơn một nửa tổng số các nước trên
thế giới, đã tổn thất về tự do trong suốt mười năm qua.

[1]

Con số các nền dân

chủ đã không thay đổi đáng kể, nhưng nạn đàn áp lại đang gia tăng ngay cả
ở các nước vẫn duy trì sự hiện diện của bầu cử, như Nga chẳng hạn. Chẳng
còn mấy nhà quan sát lập luận rằng sự thịnh vượng ở Trung Quốc sẽ dẫn đến
dân chủ. Thay vì vậy họ chỉ ra sự trỗi dậy của một hình thức chủ nghĩa toàn
trị mới mẻ và ngày càng quyết liệt, mà đi đầu là Nga và Trung Quốc và để
lại dấu ấn ở các chế độ bác bỏ dân chủ như một giá trị phổ quát, bênh vực
cho các hình thức đàn áp chính trị nhẹ tay hơn rằng đó là biểu hiện của đặc
trưng văn hóa dân tộc.

Đòn giáng mạnh vào sự thịnh vượng và không khí chính trị bình lặng

trên toàn cầu xảy ra vào khoảng 2010, khi nạn trì trệ kinh tế lan từ Mỹ và
châu Âu sang thế giới mới nổi. Trong thập kỷ trước đó, trên thế giới có trung
bình khoảng 14 đợt biến động xã hội lớn mỗi năm, nhưng sau năm 2010 con
số này đã tăng lên đến 22, mà trong nhiều trường hợp đã được hun đúc bởi
cơn thịnh nộ của tầng lớp trung lưu trước sự bất bình đẳng gia tăng và đối
với những chế độ già cỗi đã trở nên nhũng nhiễu và tự mãn trong thời kỳ
sung túc Tiền khủng hoảng.

Làn sóng lớn đầu tiên của phong trào nổi dậy diễn ra vào Mùa xuân Ả

Rập, khi các cuộc biểu tình, được thổi lửa bởi giá lương thực tăng cao, đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.