QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 14

Nga từ 7% xuống -2% và Brazil từ 4% xuống -3%. Trong nhóm BRIC ban
đầu, chỉ mỗi Ấn Độ có hy vọng tăng trưởng trong những năm 2010 với mức
gần bằng như trước đó trong thập niên 2000.

Sự phiền muộn của thời Hậu khủng hoảng đã trầm trọng hơn bởi màu

hồng của cuộc bùng nổ tăng trưởng trước đó và bởi quá ít nhà quan sát nhìn
thấy cuộc khủng hoảng ập đến. Thế giới đã trông mong vào một thời vàng
son bất tận để rồi chuốc lấy những ngày tháng khốn khó. Thế giới đã dự
đoán nhu cầu gia tăng ở tầng lớp trung lưu mới nổi để rồi thay vì thế, ở
nhiều nước, nhu cầu của một tầng lớp trung lưu đang phẫn nộ lại giảm sút.
Trong bối cảnh toàn cầu căng thẳng này, nỗi sợ hãi quen thuộc về lạm phát
đã nhường chỗ cho nỗi sợ về giảm phát, tức giá cả sụt giảm, mà trong một
số trường hợp thậm chí còn nguy hại hơn cho tăng trưởng kinh tế.

Những cái tên hấp dẫn của thời Tiền khủng hoảng đã hoàn toàn chẳng

còn chút gì tính thời thượng nữa. Khi các dòng tiền khô cạn và đảo chiều,
đồng tiền của các quốc gia mới nổi suy yếu đột ngột. Sau khi thu hút dòng
vốn dương mỗi năm suốt từ khi có số liệu vào 1978, thế giới mới nổi chứng
kiến dòng vốn chảy ngược ra lần đầu tiên năm 2014 và trong cuộc vỡ đập
năm 2015, với dòng vốn tháo lui đồ sộ đến hơn 700 tỷ đô-la. Tổn thất đột
ngột về nguồn tài chính khiến cho các quốc gia này càng khó trả nợ nước
ngoài hơn. Nhiều quốc gia mới nổi đang tích cực tìm đường thoát nợ giờ đây
lại sa tiếp vào nợ nần, trở thành những kẻ đi vay khốn đốn. Ở đỉnh cao của
bùng nổ tăng trưởng thời Tiền khủng hoảng, vào 2005, IMF chẳng phải tiến
hành một hoạt động cứu hộ nào và đã tính đến chuyện đóng cửa bộ phận cứu
trợ tài chính, nhưng năm 2009 họ đã hoạt động rầm rộ trở lại và kể từ đó đã
phát động từ 10 đến 15 chương trình trợ giúp mới mỗi năm, từ Hy Lạp đến
Jamaica.

Trong thời Hậu khủng hoảng, những hiểm họa của tăng trưởng được

thừa nhận rộng rãi hơn. Cuộc bành trướng toàn cầu khởi sự từ 2009 đi vào
giai đoạn yếu kém nhất trong lịch sử sau Thế chiến II. Năm 2007, ngay
trước khủng hoảng tài chính, cứ 20 nền kinh tế mới nổi thì có một bị chậm
lại về tốc độ tăng trưởng. Đến năm 2013, tỷ lệ đó là bốn phần năm, và sự “trì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.