QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 15

trệ đồng bộ” này đã bước vào năm thứ ba, dài nhất trong thời gian gần đây.
Tình trạng này còn lâu hơn cả cuộc trì trệ đồng bộ đã tác động vào thế giới
mới nổi sau vụ khủng hoảng đồng peso của Mexico năm 1994, hoặc cuộc
khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998, hay vụ phá sản dot-com năm 2001
hoặc thậm chí cả cuộc khủng hoảng năm 2008.

[4]

Trong lúc sự trì trệ lan tỏa,

cuộc săn tìm những ngôi sao tiếp theo của thế giới mới nổi đã nhường bước
cho một thực tế: tăng trưởng kinh tế không phải là một đặc quyền thiên phú.
Các vùng trọng yếu trên thế giới, gồm cả đế chế Byzantine và châu Âu trước
cuộc cách mạng công nghiệp, đã từng trải qua những giai đoạn dài hàng
trăm năm hầu như không tăng trưởng.

Tại Goldman Sachs, các nhà nghiên cứu rà soát lại 150 năm ở các quốc

gia từng trải qua những thời kỳ dài tăng trưởng dưới mức trung bình và có
thu nhập bình quân thua kém các nước ngang hàng. Họ tìm thấy 90 trường
hợp đình lạm như thế kéo dài ít nhất sáu năm, trong đó 26 trường hợp kéo
dài hơn mười năm. Những cuộc suy trầm này đã giáng vào nhiều nước, từ
Đức vào những 18 năm 1860 và 1870 cho đến Nhật Bản những năm 1990 và
Pháp những năm 2000. Cuộc đình lạm lâu nhất kéo dài 23 năm và giáng vào
Ấn Độ từ năm 19 , trong khi cuộc lâu thứ hai kéo dài 22 năm tại Nam Phi,
bắt đầu hồi 1982. Những cuộc đình lạm này không nổi tiếng bằng và không
được nghiên cứu cặn kẽ như các “phép mầu” tăng trưởng của châu Á thời
hậu chiến đã diễn ra trong nhiều thập niên và đưa Nhật Bản (trước 1990)
cùng một số nước láng giềng vươn lên vị thế nước giàu. Nhưng dù sao các
cuộc đình lạm cũng phổ biến không kém các phép mầu và có lẽ còn phổ
biến hơn trong thời Hậu khủng hoảng.

Điều hệ trọng cần hiểu là không thể dựa vào chính chu kỳ kinh tế này

để dự báo sự hồi phục tại các quốc gia một cách khả đoán và tuyến tính. Khi
suy thoái vượt quá một ngưỡng nào đó, một nền kinh tế có thể mất khả năng
tự hiệu chỉnh. Ví dụ, một cuộc suy thoái bình thường sẽ làm gia tăng thất
nghiệp và suy giảm mức lương, để rốt cục dẫn đến một chu kỳ mới của sự
tuyển dụng và hồi phục. Tuy nhiên, nếu cuộc suy thoái này quá dài và sâu,
nó có thể hủy hoại kỹ năng của lực lượng lao động, gây ra tình trạng phá sản

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.