QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 17

cứ nóng như thế, thu nhập bình quân của nhiều quốc gia mới nổi sẽ sớm bắt
kịp hoặc “hội tụ” với mức của các nước giàu.

Hình thức dự báo đường thẳng này chẳng có gì mới. Trong những năm

1960 Manila được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) chọn làm nơi đặt trụ
sở chính một phần dựa trên lập luận rằng sự tăng trưởng nhanh chóng ở
Philippines đã biến nước này thành tương lai của châu Á. Đến thập niên tiếp
theo, dưới chế độ độc tài của Ferdinand Marcos, sự tăng trưởng chững lại,
nhưng trụ sở của ADB vẫn nằm mãi ở Manila. Trong những năm 1970, lối
diễn dịch ngoại suy tương tự đã khiến một số học giả và các nhà phân tích
tình báo Mỹ dự đoán rằng nền kinh tế của Liên Xô rồi sẽ trở nên lớn nhất
thế giới. Ấy thế mà nó lại sụp đổ vào cuối những năm 1980. Trước lúc ấy
các nhà dự báo đã lại trao thế kỷ tiếp theo vào tay Nhật Bản, nhưng nước
này cũng lại trở thành một ngôi sao kinh tế vụt tắt nữa.

Chẳng kinh nghiệm nào trong số đó giúp ngăn được một đợt phấn

khích mới vào đầu những năm 2000, về sự trỗi dậy của BRIC, hoặc BRICS
(bởi một số người gộp cả Nam Phi (South Africa) vào nhóm này), và siêu
chu kỳ hàng nguyên liệu. Khi cơn cuồng đạt đến đỉnh điểm vào khoảng
2010, mô thức lịch sử về giá cả hàng nguyên liệu – rằng giá có xu hướng sốt
cao trong một thập niên, sau đó suy giảm trong hai thập niên – lại chuẩn bị
được tái khẳng định. Ngày nay đề tài các quốc gia này sẽ đảm nhiệm vai trò
cường quốc kinh tế cấp khu vực dường như chỉ còn là một ký ức nhạt nhòa.

Sự nhìn nhận lẽ vô thường của thế giới này sẽ dẫn ta đến nguyên lý thứ

hai, đó là không bao giờ dự báo các xu hướng kinh tế quá xa trong tương lai.
Các xu hướng toàn cầu hóa đã trồi sụt suốt từ khi Thành Cát Tư Hãn đảm
bảo việc giao thương dọc Con đường Tơ lụa hồi thế kỷ 12, và các chu kỳ
kinh doanh, công nghệ và chính trị góp phần định hình sự tăng trưởng kinh
tế đều ngắn hạn, thường khoảng năm năm. Các nhiệm kỳ tuyển cử cũng vậy,
trung bình dài khoảng năm năm, và có thể đưa lên các nhà lãnh đạo có đầu
óc cải cách với tiềm năng xốc lại những nền kinh tế trì trệ. Kết quả là, bất kỳ
dự báo nào vượt xa hơn một hoặc hai chu kỳ tiếp theo – năm đến tối đa
mười năm – hầu như cũng đều phá sản. Điều này cũng khiến cho đề tài gần

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.