QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 101

độ độc tài có triển vọng tăng trưởng nói chung sáng sủa hơn – bất chấp sự
ngưỡng mộ đông đảo đối với chủ nghĩa tư bản chỉ huy kiểu Trung Quốc.

Hơn nữa, các chỉ số bình quân ấy đang che giấu những khuyết tật lớn

của các chế độ độc đoán, ở chỗ họ có rất nhiều nguy cơ gây ra những kết cục
cực đoan, tức sự biến thiên dữ dội giữa các thời kỳ tăng trưởng rất cao và rất
thấp. Trong giai đoạn hậu chiến, các trường hợp tăng trưởng siêu nhanh và
siêu chậm đều được tạo ra chủ yếu dưới các chính quyền độc đoán.

*

Số liệu

chính xác nhất có từ năm 1950 đối với 150 quốc gia đã cho thấy 43 trường
hợp tăng trưởng kinh tế cực nhanh, với tỷ lệ trung bình hằng năm từ 7% trở
lên trong suốt một thập kỷ. Với 35 trong 43 trường hợp đó, nền kinh tế được
điều hành bởi một chính quyền độc đoán, gồm một số các “nền kinh tế thần
kỳ” (như Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc) với mức tăng trưởng thần tốc
được duy trì suốt nhiều thập kỷ. Nhưng trong số này cũng có nhiều trường
hợp phù du, tăng trưởng siêu nhanh trong thập kỷ này rồi mất tăm trong thập
kỷ tiếp theo, gồm Venezuela, mất dạng vào những năm 1960, Iran vào
những năm 1970, Syria và Iraq vào những năm 1980.

Các quốc gia được cai trị bởi các nhà độc tài cũng dễ rơi vào những

cuộc khủng hoảng dai dẳng. Trong cùng nhóm 150 quốc gia được xét từ
1950, có 138 trường hợp tăng trưởng cực kỳ chậm, với tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân hằng năm dưới 3% trong một thập kỷ. Và 100 trong số 138
trường hợp ấy diễn ra ở các quốc gia dưới chế độ độc tài, từ Ghana trong
thập niên 1950 và 1960 đến Uganda trong những năm 1980, Ả Rập Saudi và
Rumani trong thập niên 1980, và Nigeria vào những năm 1990. Nhìn tổng
thể, kể từ 1950, các chế độ độc tài nắm quyền tại ba phần tư số các quốc gia
mà mức tăng trưởng đạt trên 7%, hoặc dưới 3%, trong suốt một thập kỷ.

Kịch bản ác mộng đối với bất cứ nước nào là khi nền kinh tế chuyển từ

bùng nổ tăng trưởng sang suy thoái, với nhiều năm tăng trưởng siêu cao tiếp
nối bởi các cuộc suy thoái hoàn toàn. Và hóa ra cơn ác mộng này lại cực kỳ
phổ biến. Một lần nữa nhìn ngược lại đến tận 1950, tôi đã tìm được 36 quốc
gia có ít nhất chín năm tăng trưởng cao hơn 7% và chín năm tăng trưởng âm,
rải rác trong thời kỳ 65 năm này. Nói tóm lại, các nước này đã trải qua phần

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.