QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 103

Tuy nhiên, đó không phải là thành tích kinh tế cực đoan nhất của lãnh

đạo độc đoán. Hafez al-Assad điều hành Syria hơn 30 năm, đến 2000, và
gần hai phần ba những năm đó được đánh dấu bởi sự tăng trưởng cực cao
hoặc cực thấp, mà hầu hết những năm tốt đẹp tập trung vào thời kỳ bùng nổ
dầu mỏ của thập niên 1970 và 1980. Danh hiệu nhà lãnh đạo kinh tế chóng
mặt nhất của những thập kỷ gần đây được dành cho Saddam Hussein, người
điều hành Iraq trong 25 năm cho đến 2003, với hơn ba phần tư những năm
này được đánh dấu bởi đà tăng trưởng cực đoan, ngắt quãng bởi một loạt các
cuộc chiến và một số đợt dao động dữ dội nhất trong lịch sử. Tỷ lệ tăng
trưởng kinh tế của Iraq tăng vọt đến 40% vào 1993 và 1996 nhưng lại tụt
xuống đến âm 20% ở giữa hai thời điểm này. Đây là tác động của hiệu ứng
nhào lộn kiểu độc tài.

Tất nhiên, Mugabe và Saddam Hussein nằm trong số những nhân vật

độc tài khét tiếng nhất của các thập kỷ gần đây, nhưng câu chuyện tương tự
cũng đã diễn ra ở các chế độ ít tai tiếng hơn, với những cuộc bùng nổ tăng
trưởng và suy thoái ít kịch tính hơn. Tại Brazil, chẳng hạn, quân đội lật đổ
chính phủ ngày càng thiên tả trong cuộc đảo chính năm 1964 và nhanh
chóng khởi động lại nền kinh tế bằng cách dẹp nạn quan liêu, lập ngân hàng
trung ương, nỗ lực hạ thấp thâm hụt ngân sách và cắt giảm thuế cho giới
xuất khẩu. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tăng tốc từ dưới 5% lên mức hai chữ số
cho đến khi cú sốc dầu mỏ tác động lần đầu năm 1974, và chính quyền quân
đội – ngày càng phải ra sức trấn áp sự chỉ trích từ trong và ngoài nước – đã
cố gắng duy trì sự bùng nổ tăng trưởng. Nước này bắt đầu vay mượn rất
nhiều, tích tụ các khoản nợ nước ngoài không trả nổi, khi cú sốc dầu mỏ thứ
hai tác động vào 1979. Nền kinh tế đã trượt vào suy thoái và lạm phát phi
mã vào thời điểm chính quyền đồng ý tổ chức các cuộc bầu cử mới vào
1984. Trên một số khía cạnh, quốc gia này không bao giờ hồi phục được từ
những động thái can thiệp mang tính bản năng của chính quyền quân sự sau
đó, và thu nhập bình quân đầu người tương đối của Brazil so với Mỹ đang ở
ngưỡng những năm 1970.

Ngược lại, các nền dân chủ chiếm lĩnh danh sách các nước có những

năm tăng trưởng cực đoan ít nhất kể từ 1950. Chẳng hạn, tổng cộng Thụy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.