QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 99

Động lực cốt lõi ở đây là nỗi ám ảnh mang tính kỹ trị, chính trị nhằm

đạt một mục tiêu tăng trưởng vốn không còn ý nghĩa. Mục tiêu đó dường
như xuất phát từ một con toán nháp để xem Trung Quốc cần tiến nhanh cỡ
nào hầu tăng gấp đôi GDP trước năm 2020 – một tham vọng không có cơ sở
kinh tế và gợi nhớ đến các mục tiêu khiên cưỡng đã từng định hướng cho
Liên Xô nỗ lực bắt kịp phương Tây. Ta đều biết nỗ lực ấy đã kết thúc ra sao.
Đơn giản không thể nào vạch ra được chuỗi tăng trưởng thần tốc vô tận mà
không bị chững lại trong chu kỳ kinh doanh, và bài học đó đang đúng một
cách nhất quán với các nhà kỹ trị ở Bắc Kinh.

Viên đạn và lá phiếu

Sau cuộc bùng nổ tăng trưởng ngoạn mục suốt ba thập kỷ ở Trung

Quốc, có một xu hướng rõ rệt tin rằng các chế độ chuyên quyền giỏi hơn các
nền dân chủ trong việc tạo ra những giai đoạn tăng trưởng dài, một sự ngộ
nhận hình thành không hẳn do sự trỗi dậy của Trung Quốc mà do chính cách
đưa tin về sự trỗi dậy của Trung Quốc. William Easterly, chuyên gia về phát
triển tại Đại học New York đã phân tích tin tức trên tờ The New York Times
từ 1960 đến 2008 và thấy rằng tờ báo đã đăng 63.000 bài về các chính phủ
độc đoán, với con số choáng váng 40.000 bài về các thành công và chỉ 6.000
bài về các thất bại của họ. Không phải tất cả số bài này viết về Trung Quốc,
nhưng cách đưa tin thái quá về thành tích do độc đoán cũng giúp củng cố ấn
tượng rằng là chủ nghĩa tư bản độc đoán của Trung Quốc là một mô hình
đáng để noi theo đối với các nước đang phát triển, nhất là ở các giai đoạn
phát triển ban đầu.

Sự độc đoán đôi khi thành công. Giới cầm quyền độc đoán thường có

thể phớt lờ hoặc trấn áp sự phản đối từ cơ quan lập pháp, tòa án hoặc các
cuộc vận động riêng, và quyền lực đó cho phép các nhà lãnh đạo có tầm
nhìn xa đạt được rất nhiều thứ so với các đối thủ dân chủ. Các lãnh đạo độc
đoán – từ Tổng thống Park Chung-hee, người đứng đầu Hàn Quốc suốt phần
lớn thập niên 1960 và 1970, đến Tưởng Giới Thạch và con trai ông, cầm
quyền ở Đài Loan từ 1949 đến 1978 – đã tạo ra những phép lạ kinh tế bền
bỉ. Những người độc đoán có thể trấn áp các cuộc vận động vì lợi ích riêng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.