QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 97

ngoài, những thế lực có thể buộc họ phải cải cách. Khi tôi đến Buenos Aires
vào tháng 4-2015, nền kinh tế đã suy thoái và có tỷ lệ lạm phát cao nhất
trong các nước lớn, được báo cáo chính thức là 30%. Đinh ninh được chứng
kiến một thủ đô đang chìm trong khủng hoảng, tôi lại thấy một đám tiệc rầm
rĩ bên trong khách sạn và nhà hàng đổ ra đường phố vào đêm khuya thứ tư.
Dân Argentina bảo tôi rằng họ chẳng có cảm giác khủng hoảng gì mấy và
cơn thèm cải cách của dân chúng cũng chẳng có là bao – nhiều người vẫn
còn ôm ký ức cay đắng về cuộc suy thoái cuối thập kỷ 1990 và vẫn đổ lỗi
cho những mưu toan cải cách to tát của Argentina.

Ngay cả ở ngân hàng trung ương, các quan chức thuyết trình với tôi đã

lờ đi cả cuộc suy thoái hiện tại và việc Argentina đã từ lâu tụt khỏi hàng ngũ
các quốc gia phát triển, mà chỉ tập trung vào những thành tích hay ho so với
năm 2002, thời điểm vực sâu của cuộc suy thoái. Ở một nước ương ngạnh
đến dường này trước khủng hoảng, hầu như tình cảnh sa sút lâu năm về vị
thế quốc gia cũng không đủ để Argentina tiến hành cải cách. Mặc dù
Argentina từng xem Buenos Aires là Paris của Nam Mỹ, tôi lại nghe thấy họ
đi so sánh đất nước của mình với các nước láng giềng nhỏ hơn như
Paraguay. Tuy nhiên, ngay cả ở Argentina, không có gì là lâu dài. Đến cuối
2015, sự thành công bất ngờ trong bầu cử của một nhà lãnh đạo có đầu óc
cải cách, Mauricio Macri, dường như báo hiệu rằng rốt cục Argentina có thể
đã cảm thấy trì trệ quá đủ.

Trung Quốc là trường hợp rất khác biệt về một nền kỹ trị thành công có

thể đã trở nên quá tự tin vào việc các nhà kỹ trị có thể kiểm soát tỷ lệ tăng
trưởng kinh tế. Trong nhiều năm, Trung Quốc báo cáo mức tăng trưởng kinh
tế ít dao động hơn nhiều so với các quốc gia đang phát triển khác, khiến
người ta nghi ngờ rằng họ đã thao túng số liệu để khiến nền kinh tế trông
như một cỗ máy vận hành trơn tru, hầu thúc đẩy sự hòa hợp xã hội. Trong
một thời gian dài, tôi tưởng sự hoài nghi ấy là thái quá. Khi Đặng Tiểu Bình
lên nắm quyền vào 1979, một trong những điều đầu tiên ông nói với thuộc
cấp là ông muốn dữ liệu trung thực – chứ không phải số liệu thổi phồng mà
họ vẫn nộp cho Mao để ve vuốt bản ngã của ông ta. Thậm chí hồi 1990, sau
hậu quả của biến cố tại Quảng trường Thiên An Môn, chính quyền của Đặng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.