QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 95

những người am tường nhất. Trường hợp nổi bật nhất là Liên Xô, nơi các kế
hoạch tập trung với tinh thần giả mạo khoa học đã góp phần làm sụp đổ cả
đế chế. Nhưng một sự suy hoại tương tự cũng đã ngấm vào các nước chịu
ảnh hưởng nặng nề bởi mô hình Xô viết, gồm không chỉ các chế độ độc tài
vệ tinh như Đông Đức, mà cả một số nền dân chủ lớn, như Ấn Độ dưới thời
Đảng Quốc đại và Mexico trong thời gian 70 năm cầm quyền của Đảng
Cách mạng Thể chế (PRI).

Nhưng mặt khác, các cố vấn kỹ trị thường có thể phụng sự đắc lực cho

các nhà lãnh đạo, nếu họ đưa ra những lời khuyên đúng đắn và các nhà lãnh
đạo sẵn sàng lắng nghe. Vikram Nehru, cựu chuyên gia kinh tế của Ngân
hàng Thế giới, minh họa luận điểm bằng câu chuyện về Bernard Bell, chiến
sĩ tiền tiêu của ngân hàng này tại châu Á trong những năm 1960, khi ngân
hàng này vẫn toát ra sự bí ẩn đầy quyền năng. Bell đã tư vấn cho các quốc
gia để cải cách hầu thúc đẩy tăng trưởng, đưa ra nhiều ý tưởng mà thường
đòi hỏi các chính phủ xuất khẩu để làm giàu thông qua mở cửa nền kinh tế
với thương mại toàn cầu. Không phải quốc gia nào cũng sẵn sàng nghe lời
khuyên này. Tại Ấn Độ, tâm thế phổ biến là chống tư bản và chống Mỹ, và
trong một dịp đến Delhi vào khoảng 1965, lời của Bell đã bị rò rỉ cho một tờ
báo quốc gia và ngày hôm sau họ đã chạy tít đại loại như “Bernie Bell hãy
cút xéo”. Về sau, Indira Gandhi đã vận dụng tâm thế này để cầm quyền tại
Ấn Độ. Trong gần một thập kỷ, bà đã quốc hữu hóa ngân hàng và các ngành
công nghiệp chiến lược như than đá và mang lại một thập kỷ tăng trưởng tồi
tệ nhất cho Ấn Độ trong thời hậu độc lập. Peter Hazlehurst, một thông tín
viên của The Times of London, đã đúc kết chủ nghĩa dân túy xấu số của
Indira Gandhi thế này: “Bà ấy hơi chút tư lợi tả khuynh.”

[5]

Không lâu sau chuyến đến Delhi, Bell cũng đưa ra lời khuyên gần

tương tự cho nhà lãnh đạo của xứ sở Indonesia mới thành lập, Tổng thống
Suharto, và nhận được phản ứng ngược lại. Suharto ấn tượng đến mức, theo
lời kể của Nehru, ông đã gọi cho sếp của Ngân hàng Thế giới Robert
McNamara và đề nghị ông bổ nhiệm Bell làm đại diện của ngân hàng tại
Jakarta. Bell làm việc tại Jakarta từ 1968 đến 1972, và cùng với một nhóm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.