QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 94

trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, các nhà kỹ trị hiếm khi thành công ở vị thế
người đứng đầu, bởi họ thường thiếu sự nhạy bén chính trường để thuyết
phục cải cách hoặc thậm chí để tại vị được lâu. Chủ tịch Ủy ban Châu Âu
Jean-Claude Juncker đã đúc kết lời ai oán của các nhà kỹ trị ở khắp nơi khi
nhận xét, “Tất cả chúng tôi đều biết phải làm gì, chúng tôi chỉ không biết
làm thế nào để tái đắc cử khi việc đã rồi”.

[4]

Trong cuộc khủng hoảng đồng euro năm 2010, nhiều quốc gia đã trông

mong vào tài giải cứu của các nhà lãnh đạo kỹ trị, và họ cũng đã có những
bước đi hợp lý nhưng không thể duy trì quyền lực. Khi chính phủ Hy Lạp
sụp đổ hồi 2011, quốc hội trông vào cựu giám đốc ngân hàng trung ương
Lucas Papademos trong vai trò Thủ tướng tạm quyền, có lẽ bởi hình dung
rằng một người từng nghiên cứu học thuật về nạn thất nghiệp sẽ phù hợp với
một đất nước đang có một phần tư dân chúng thất nghiệp. Papademos diễn
thuyết chí lý về việc Hy Lạp cần cắt giảm mạnh lương bổng ra sao để trở
nên cạnh tranh trở lại, nhưng ông không hề có ý định tại vị và ra đi sau một
năm. Người tương nhiệm của ông tại Cộng hòa Séc, Thủ tướng tạm quyền,
cựu chủ tịch hội đồng thống kê quốc gia Jan Fischer, cũng tại vị khoảng một
năm, để lại một ấn tượng tốt đẹp cho các chính trị gia đồng nghiệp nhưng
không phải cho các cử tri. Trong kỳ bầu cử Tổng thống tiếp theo, tỷ lệ phiếu
bầu của ông chỉ là 15%.

Ở đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng đồng euro, có lẽ nhà kỹ trị được kỳ

vọng cao nhất là Mario Monti ở Ý, một nhà kinh tế được đào tạo bài bản,
từng đứng đầu một trường đại học và là ủy viên hội đồng châu Âu phụ trách
về thuế khóa. Năm 2011 thị trường chứng khoán của Ý đã nhảy vọt khi nghe
tin Monti sắp nhậm chức Thủ tướng, nhưng ông cũng đã làm tất cả những
động thái thắt lưng buộc bụng cần thiết và không thuyết phục được công
chúng. Hơn một năm sau, ông mất ghế Thủ tướng, chỉ giành được 10%
phiếu bầu. Phải đến cuộc bầu cử năm 2014 cho nhân vật đầy sức hút 39 tuổi,
Matteo Renzi, thì niềm hy vọng cải cách ở Ý mới được khơi dậy.

Danh sách các nhà kỹ trị thất bại cũng dài không kém ở các quốc gia

độc tài, những nước rất mực tin tưởng rằng giới chức nắm chuyên môn sẽ là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.