QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 98

báo cáo mức tăng trưởng chưa đến 4%, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu chính
thức 8%. Và mới đây vào 2003, những người kế nhiệm mà Đặng đã đích
thân lựa chọn và có óc thực tiễn không kém đã công khai chỉ trích giới lãnh
đạo các tỉnh dám phóng đại số liệu tăng trưởng ở địa phương nhằm thăng
quan tiến chức. Dĩ nhiên, khách quan mà nói, đó là cách vận hành của nền
kỹ trị.

Mặc dù vậy, chính phủ Trung Quốc ngày càng khuynh đảo theo hướng

ấy, thao túng số liệu cho phù hợp với nhiệm vụ chính trị. Trong một bức
điện được WikiLeaks tiết lộ vào 2010, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc
Cường đã được trích lời thừa nhận rằng số liệu GDP chính thức là “giả tạo”,
và nói rằng ông dựa vào số liệu đáng tin cậy hơn – các khoản vay ngân
hàng, lượng vận chuyển hàng hóa đường sắt và điện năng tiêu thụ – để điều
chỉnh tỷ lệ tăng trưởng thực tế. Các kinh tế gia độc lập sau đó bắt đầu theo
dõi những con số này, mà họ gọi là “Chỉ số Lý Khắc Cường”, và trong
những năm gần đây đã cho thấy mức tăng trưởng thực tế đang tụt xuống
dưới chỉ tiêu chính thức. Tuy nhiên, từ giữa 2012 trở đi, giới chức báo cáo tỷ
lệ tăng trưởng cách biệt một vài điểm thập phân so với mục tiêu chính thức
7% không chỉ hằng năm mà hằng quý.

Mức độ chính xác này là không hợp lý, ngay cả đối với các kỹ sư kinh

tế đã từng thành công cho đến nay như những người tại Bắc Kinh. Với thu
nhập bình quân khoảng 10.000 đô-la, Trung Quốc đã đạt đến giai đoạn phát
triển mà ngay cả các “nền kinh tế thần kỳ” trước đó của Đông Á cũng đã bắt
đầu chậm lại, từ tỷ lệ gần hai con số xuống 5-6%. Bắc Kinh dường như vẫn
lưu luyến theo đuổi việc đạt một mức chỉ tiêu tăng trưởng phi thực tế đối với
một nước thu nhập trung bình. Vào tháng 7-2013, một quan chức cấp cao
Trung Quốc tuyên bố rằng giới lãnh đạo sẽ không “khoan dung” với một tỷ
lệ tăng trưởng dưới mức “sàn” 7%, cứ như thể họ có thể dẹp được đà trì trệ
của một nền kinh tế 8 ngàn tỷ đô-la. Trong một nỗ lực ngăn chặn đà trì trệ tự
nhiên này, Bắc Kinh đã viện đến các biện pháp thao túng ngày càng gay gắt.
Nguy hiểm nhất, họ đã xả một cơn lũ hơn 20 ngàn tỷ đô-la tín dụng từ 2008,
và cơn lũ ấy giờ đang chực làm úng ngập nền kinh tế.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.