QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 111

triệu triệu mới đổi được một đô-la Mỹ. Cuối cùng vào 2015, Mugabe bỏ
đồng đô-la Zimbabwe, và giờ đây xứ của ông đang lưu hành một mớ ngoại
tệ, từ đô-la Mỹ cho đến đồng rand của Nam Phi.

Chế độ của Mugabe gần như là sự mô phỏng hủ bại cho thấy việc chú

trọng vào tái phân phối mà không có sự tăng trưởng có thể hủy hoại ra sao
niềm tin vào nền kinh tế bản địa, nhưng tiến trình như thế đã xảy ra ở nhiều
nước trên khắp các châu lục. Tại Pakistan, Zulfiqar Ali Bhutto thành lập
Đảng Nhân dân vào 1960 và có cơ hội nắm quyền sau thất bại ê chề của
quân đội năm 1971 trong cuộc chiến với Ấn Độ. Ông bắt tay thực hiện
những cam kết khắc phục tình trạng bất bình đẳng, áp đặt hạn mức đất đai
mà công dân có thể sở hữu và quốc hữu hóa các ngành từ tài chính và năng
lượng cho đến sản xuất. Kết quả có được là nạn tham nhũng, lạm phát phi
mã và mức sống sa sút.

Ở mức độ nhẹ, sự thôi thúc sử dụng quyền lực nhà nước để tái phân

phối của cải này đã khuyến khích hành động của các lãnh đạo gần đây, gồm
Joseph Estrada ở Philippines vào những năm cuối thập niên 1990, Thaksin
Shinawatra ở Thái Lan vào những năm 2000, và gần đây hơn, Michelle
Bachelet. Estrada trỗi dậy nắm quyền vào 1998 với sự ủng hộ của cử tri
nông thôn vốn cảm thấy bị bỏ rơi trong các chính sách tư nhân hóa đã thúc
đẩy tăng trưởng chủ yếu ở thành thị. Estrada đã tiến hành các biện pháp cân
bằng thường lệ – trao đất cho tá điền, tăng chi tiêu phúc lợi – khiến gia tăng
nợ chính phủ và thâm hụt ngân sách, thúc đẩy lạm phát và châm ngòi cho
các cuộc biểu tình lật đổ ông sau ba năm tại vị.

Có thể nói rằng chủ nghĩa dân túy tự hoại lộ rõ nhất ở Trung và Nam

Mỹ và được châm ngòi bởi nạn bất bình đẳng cao độ có cội rễ từ thời thuộc
địa. Ở vùng này, giới thượng lưu châu Âu có cách để củng cố, chứ không
mất đi quyền lực chính trị và kinh tế của họ sau khi các quốc gia này giành
được độc lập. Sự tập trung quyền lực và của cải đó đã kích thích cuộc trỗi
dậy của các nhân vật dân túy hứa hẹn tái phân phối triệt để, khởi đầu từ
Fidel Castro ở Cuba vào cuối những năm 1950. Xu thế này tiếp diễn với
Juan Velasco ở Peru bắt đầu từ cuối những năm 1960, Luis Echeverría

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.