QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 241

sản lượng kinh tế hoặc làm tăng năng suất. Và do quá nhiều người mơ đến
việc mua ngôi nhà như ý hoặc ngôi nhà thứ hai trong mộng, thị trường bất
động sản dường như đặc biệt dễ bị cuốn theo những cơn cuồng phi lý.

Chất lượng của một cuộc bội lạm đầu tư – dù hữu ích hay nguy hại cho

nền kinh tế – phụ thuộc rất nhiều vào cách doanh nghiệp rót tiền. Nếu họ
năng nổ vay tiền, dù từ ngân hàng hoặc thông qua các hình thức nợ khác như
trái phiếu, kết quả thông thường khi bong bóng vỡ là tình trạng bê bết dai
dẳng. Trong lúc các doanh nghiệp cố sức tái đàm phán các khoản nợ và ngân
hàng buộc phải xử lý nợ xấu, hệ thống tín dụng bị tê liệt, và nền kinh tế suy
trầm trong nhiều năm. Nhưng nếu, thay vì vậy, các doanh nghiệp huy động
tiền đầu tư bằng cách bán vốn cổ phần trên thị trường vốn, thị trường sẽ hồi
phục qua cơn hỗn độn nhanh hơn nhiều. Giá cổ phiếu giảm, và các chủ sở
hữu buộc phải chịu đòn, không thể kêu ca và thương lượng. Cách tốt nhất để
cấp vốn cho một cuộc bội lạm là dựa vào đầu tư trực tiếp nước ngoài,
thường rót vào các thị trường mới nổi dưới hình thức người nước ngoài xây
dựng hoặc mua cổ phần trực tiếp trong các nhà máy mới hoặc các doanh
nghiệp. Là chủ sở hữu, họ gắn số phận với các dự án này về lâu dài. Nguồn
tài chính rất ổn định này không dễ tháo lui khi gặp khủng hoảng.

Các quốc gia thường xuyên nhảy qua nhảy lại giữa những cuộc bội lạm

hữu ích và nguy hại. Tại Mỹ, chẳng hạn, cuộc bùng nổ dot-com cuối những
năm 1990 giờ đây được nhìn nhận là một cuộc bội lạm hữu ích kinh điển.
Được rót vốn chủ yếu bởi thị trường chứng khoán và giới đầu tư mạo hiểm,
cuộc bùng nổ đã kết thúc bằng một cú sụp đổ bất ngờ giá trị cổ phiếu, nhưng
người ta không phải tranh cãi nhiều xem ai phải gánh hậu quả. Do đó, nền
kinh tế Mỹ đã trải qua cuộc suy thoái chóng vánh nhất trong lịch sử hậu
chiến vào 2001. Tuy nhiên, cơn sốt tăng trưởng tiếp theo trong thị trường
nhà đất ở Mỹ là một vụ bội lạm nguy hại được bơm chủ yếu bởi nợ vay. Sự
sụp đổ của cuộc bùng nổ bất động sản vào 2008 đã dẫn đến một cuộc khủng
hoảng toàn cầu, cuộc suy thoái kinh tế gay gắt nhất trong lịch sử hậu chiến,
và sự phục hồi diễn ra chậm chạp đến mức khổ sở, khi ngân hàng và khách
hàng phải chật vật trang trải hết nợ nần để trở lại trạng thái bình thường.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.