QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 244

Đối với các quốc gia hàng nguyên liệu giàu có hơn, nguồn tài nguyên

mới này không phải là nguồn của cải duy nhất và vì vậy không trở thành
một mồi nhử khó cưỡng dẫn đến tham nhũng. Cơn sốt hàng nguyên liệu sẽ
dẫn đến tăng trưởng mạnh hơn nếu một quốc gia biết quản lý để dành dụm
của trời cho này phòng lúc khốn khó, mà có thể dùng để ứng phó với sự sụp
đổ theo chu kỳ của giá cả hàng nguyên liệu, hoặc để đầu tư vào các ngành
biến dầu mỏ thành sản phẩm hóa dầu, hoặc quặng sắt thành thép, hoặc đá
kim cương thô thành đá đã mài. Từ khi phát hiện ra kim cương vào những
năm 1960, Botswana đã quản lý, phối hợp tác công ty kim cương De Beers,
để không chỉ biến doanh thu từ đá quý đáng thèm muốn này thành nguồn
thúc đẩy sự gia tăng đều đặn của thu nhập bình quân đầu người, mà còn để
đa dạng hóa các ngành khác. Nhưng Botswana là một trong những trường
hợp ngoại lệ hiếm hoi của “lời nguyền”.

Điều này làm nổi rõ những giới hạn của cuộc “phục hưng” đã được thổi

phồng ở châu Phi, nơi nhiều nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng trong thập
kỷ qua. Đầu tư đã tăng trung bình từ 15 lên 22% GDP trên khắp lục địa,
nhưng nhiều khoản tiền đã chảy vào các ngành dịch vụ và hàng nguyên liệu.
Các nền kinh tế đã tăng tốc, gồm Angola, Sierra Leone, Nigeria, Chad và
Mozambique, đều tăng trưởng phần lớn nhờ giá cả tăng cao đối với mặt
hàng nguyên liệu xuất khẩu quan trọng nhất của họ. Về khía cạnh thu hút
đầu tư nước ngoài, vốn chủ yếu đến từ Trung Quốc và rót chủ yếu vào các
mỏ dầu và mỏ quặng sắt. Tỷ trọng sản xuất sụt giảm trong kim ngạch xuất
khẩu của châu Phi, và hàng triệu người châu Phi thực chất đã đi lùi, bỏ công
ăn việc làm trong công nghiệp để quay lại với công việc kém năng suất ở
các nhà xưởng phi chính thức.

Thế nên, trong khi đầu tư lớn vào sản xuất đã giúp ổn định các xã hội

như Thái Lan và Hàn Quốc, đầu tư lớn vào hàng nguyên liệu lại chứng tỏ
gây bất ổn sâu sắc trong một nền kinh tế như Nigeria. Với 175 triệu dân,
Nigeria là nền kinh tế lớn nhất ở Tây Phi, nhưng đã tụt hậu đều so với thế
giới từ khi bắt đầu khai thác dầu vào 1958. Thu nhập bình quân của Nigeria
đã giảm từ khoảng 8% xuống khoảng 4% so với thu nhập bình quân của Mỹ,
trong khi hàng chục tỷ đô-la của cải dầu mỏ đã biến mất vào túi của các bộ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.