doanh nghiệp, dù của địa phương hoặc nước ngoài, dám đầu tư vào các nhà
máy, và nền sản xuất hiện nay chiếm chưa đến 5% GDP của Nigeria, thấp
thứ tư ở châu Phi, xếp ngay dưới Ethiopia điêu tàn vì chiến tranh.
Kết quả là các nền kinh tế dầu mỏ như Nigeria dễ bị tổn thương hơn
nhiều trước những cú sốc bên ngoài so với các nền kinh tế sản xuất. Trong
một cuộc họp vào tháng 10-2015, cựu Bộ trưởng Tài chính Nigeria, Ngozi
Okonjo-Iweala, bảo tôi rằng việc quá phụ thuộc vào một mặt hàng nguyên
liệu của nước này, được gọi là tình trạng “độc canh”, từ lâu đã gây phiền não
cho các nhà hoạch định chính sách của Nigeria, nhưng họ dường như không
thể lái đất nước sang một hướng khác. Vào 2015, khi giá dầu sụt giảm lại
một lần nữa vắt kiệt ngân khố vốn đã bị đục khoét, ngân hàng trung ương
buộc phải phá giá đồng tiền, do Nigeria chẳng dành dụm được bao nhiêu từ
vận may dầu và hầu như cũng chẳng có dự trữ ngoại hối. Trong một nền
kinh tế sản xuất như Thái Lan, một động thái như thế sẽ khiến đất nước bán
hàng sản xuất xuất khẩu dễ dàng hơn và giúp ổn định nền kinh tế. Tuy
nhiên, một đòn phá giá tiền tệ ở Nigeria chẳng thúc đẩy được gì đáng kể cho
hàng sản xuất xuất khẩu bởi vì hầu như không có hàng.
Có một sự linh ứng đối với lời nguyền dầu mỏ, rằng hàng nguyên liệu
có thể là một hồng phúc trong ngắn hạn, ngay cả với các nước kém đa dạng
hóa. Các “phép mầu” lâu dài đều là những nền kinh tế sản xuất, nhưng trong
danh sách của tôi gồm 56 quốc gia có ít nhất một thập kỷ tăng trưởng ào ạt,
24 nước là các nền kinh tế hàng nguyên liệu, gồm Brazil và Indonesia. Điều
này không đáng ngạc nhiên. Lịch sử giá cả 200 năm của hàng nguyên liệu
cho thấy, nếu điều chỉnh theo lạm phát, mức giá trung bình của hàng nguyên
liệu là không thay đổi. Xu thế đi lên thường kéo dài trong một thập kỷ
nhưng rồi giá lại giảm mạnh và nằm ở mức thấp trong khoảng hai thập kỷ,
cuốn theo một số nền kinh tế dựa vào thép, dầu hoặc đậu nành, trừ phi giới
lãnh đạo có động thái để phá vỡ lời nguyền.
Hãy xem xét quỹ đạo nhào lộn của Ả Rập Saudi, nơi thu nhập bình
quân đã tăng gấp đôi lên 20.000 đô-la khi giá dầu tăng vọt vào những năm
1970 và đầu những năm ‘80, nhưng tụt xuống một nửa còn 10.000 đô-la khi