QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 249

Xu hướng chung mà các công cuộc đầu tư hữu ích thoái hóa thành đầu

tư nguy hại đã dẫn đến nhiều vụ bong bóng bất động sản, gồm những đợt nổ
ra khắp châu Âu và Mỹ trong những năm 2000 và một đợt đe dọa Trung
Quốc vào giữa những năm 2010. Trong khi cuộc sụp đổ địa ốc ở Mỹ đã góp
phần gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu, bong bóng của Trung Quốc lại
nguy hại hơn về nhiều chỉ số, và triển vọng tiền hữu ích biến thành nguy hại
cũng lộ rõ. Đầu tư vào bất động sản đã tăng từ 6% GDP của Trung Quốc vào
2008 lên 10% năm năm sau đó, và đến 2013, giá đất ở Trung Quốc đã tăng
500% so với 2000. Ở các thành phố lớn, giá nhà mua đi bán lại đã tăng
nhanh hơn nhiều so với thu nhập bình quân, nung nấu sự phẫn uất trong giới
trung lưu lẽ ra đã đủ tiền mua nhà và tạo ra một thế hệ những người bất mãn
buộc phải sống độc thân vì việc không mua được nhà đã biến họ thành đối
tượng bị loại trong mắt của các cô dâu tương lai.

Trung Quốc phải đối mặt với mối đe dọa kép nóng bỏng của bong bóng

tín dụng lẫn đầu tư, hai chu kỳ thường song hành. Do các khoản đầu tư
thường được cấp vốn bởi tiền vay mượn, sự tăng trưởng tín dụng ào ạt
thường đi kèm với tỷ lệ tăng trưởng mạnh trong đầu tư, và cú đảo chiều theo
hướng xấu sẽ tác động vào cả hai cùng lúc. Đầu tư của Trung Quốc đã xấu
đi ở cả hai mặt trong những năm 2010, khi có thêm nhiều nguồn vốn xuất
phát từ nợ, và nhiều cuộc đầu tư rót vào các mục tiêu không hiệu quả như
bất động sản. Đến 2014, thị trường bất động sản đã đi vào giai đoạn gian
nguy, khi giá ở các thành phố lớn đều giảm và công việc đình đốn ở các siêu
dự án xây dựng trên toàn quốc.

Tầm vóc của Trung Quốc thường đủ để sản sinh ra những câu chuyện

bề thế, và cụm từ thành phố ma dường như không diễn đạt được hết quy mô
và sự phô phang của các siêu dự án hoang phế của họ. Một dự án như vậy đã
mọc lên ở ngoại vi Thiên Tân, một thành phố lớn cách Bắc Kinh khoảng hai
giờ rưỡi về phía Tây Nam. Các nhà quy hoạch của Thiên Tân đã mơ đến
việc xây một khu tài chính để cạnh tranh với New York. Được gọi là Vu Gia
Bảo, khu này được giới chức khoe rằng sẽ có diện tích gấp ba lần khu tài
chính Phố Wall, và các phác thảo đường chân trời ban đầu đã đề ra một công
trình mà một tác giả gọi là tháp đôi, “giống một cách lạ thường” với các tòa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.