Từ 2009 đến 2014, giới tinh hoa chính trị với nhiều danh vị của Ấn Độ
có lý do để phản bác các dấu hiệu đáng ngại về lạm phát, do sự tăng giá của
các mặt hàng thực phẩm thiết yếu như củ hành đe dọa kết liễu sự nghiệp
chính trị của họ. Chính phủ của Singh đang ở vào nhiệm kỳ năm năm thứ
hai, và giá cả gia tăng với tốc độ trung bình khoảng 10%, một trong những
đợt lạm phát tồi tệ nhất của Ấn Độ trong lịch sử hậu độc lập. Trong nhiều
thập kỷ, Ấn Độ đã không bị xếp hạng kém trong danh sách các nước có tỷ lệ
lạm phát cao nhất, thường kết thúc mỗi thập kỷ với thứ hạng trung bình
trong khoảng từ 60 đến 65 trong 153 quốc gia mới nổi có đủ dữ liệu. Tuy
nhiên, trong năm năm cuối cùng của Singh, tỷ lệ lạm phát của Ấn Độ đã
tăng gấp đôi mức trung bình của thế giới mới nổi, và thứ hạng của nước này
đã giảm từ mức thấp ở khoảng ngoài 60 xuống thứ 144, nằm giữa Timor-
Leste và Sierra Leone. Mặc dù Basu khăng khăng trong cuộc tọa đàm truyền
hình của chúng tôi rằng Singh đã xử lý thách thức lạm phát “một cách rất
tinh tế”, bảng xếp hạng này đã không liệt Ấn Độ vào nhóm rất tinh tế, và gợi
ra cho thấy rủi ro rõ rệt của cả nền kinh tế lẫn chính phủ.
Những người nắm quyền thường bị lật đổ khi người nghèo đứng lên vì
miếng ăn đắt đỏ. Một trong những sự kiện khởi đầu cho sự kết thúc ách
thống trị của Anh ở Ấn Độ là cuộc Hành trình Muối của Gandhi phản đối
các sắc thuế của đế quốc gây tăng giá của gia vị chính yếu đó. Ở một nước
nghèo như Ấn Độ, các món thiết yếu như muối và củ hành là rường cột của
bản sắc dân tộc, những nguyên liệu mà nếu thiếu đi thì các món ngon, gồm
cả daal và kebab, sẽ “không còn ra hồn nữa”, như tiểu luận gia Nilanjana
Roy từng nói. Mức giá tăng cao của củ hành, ghee (bơ sữa trâu lỏng của Ấn
Độ) và khoai tây cũng đã góp phần mạnh mẽ dẫn đến thất bại trong cuộc bầu
cử quốc hội toàn quốc vào 1989 và 1996 của Đảng Quốc đại đang chiếm ưu
thế lâu năm. Singh và các cố vấn của ông đã bị ám ảnh bởi điều mà Roy gọi
là “bóng ma của cuộc Đại khủng hoảng Củ hành vào 2010” khi giá hành
tăng gấp đôi trong vòng một tuần và buộc chính phủ phải cấm xuất khẩu
hành tây – để bắt đầu nhập khẩu từ đối thủ chính Pakistan.
Tuy nhiên, các nhà kỹ trị như Singh về bản chất điều hành có phần tách
biệt với bất kỳ làn sóng dư luận nào, và ông đã không hiểu được mức độ