QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 269

Trong môi trường bất định này, các chủ ngân hàng đã tăng lãi suất lên

đến mức ba chữ số, một mức độ mà bình thường sẽ làm ngã lòng người vay
và kiềm chế lạm phát. Nhưng ở Thổ Nhĩ Kỳ, lãi suất cao ngất trời lại có hiệu
ứng ngược: các công ty thấy họ có thể tăng giá để trả lãi gia tăng cho các
khoản vay hiện thời của họ. Tỷ lệ lạm phát của nước này đạt trung bình 75%
vào những năm 1980, 50% vào những năm 1990, và khi cuộc khủng hoảng
2001 đạt đến đỉnh điểm vào tháng hai, lạm phát đã tăng đến 70%. Đồng lira
Thổ Nhĩ Kỳ bị mất gần nửa giá trị qua một đêm. Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào vòng
luẩn quẩn mà lạm phát tăng sẽ làm mất giá đồng lira, khiến hàng nhập khẩu
đắt đỏ hơn và lại càng thúc đẩy giá cả và kỳ vọng lạm phát gia tăng.

Khi tiền tháo chạy ra nước ngoài, Thổ Nhĩ Kỳ đã phải tìm cách vay

khẩn cấp từ IMF, nơi yêu cầu họ cải cách. Để tuân thủ, chính phủ đã quy tụ
một đội ngũ kinh tế mới dưới trướng cựu chuyên viên của Ngân hàng Thế
giới Kemal Dervis, người khởi động một cuộc đại tu. Ngân hàng trung ương
chính thức chuyển sang vị thế độc lập, thoát khỏi áp lực về chính trị phải tài
trợ cho chi tiêu lãng phí của chính phủ. Một quy chế ngân hàng được thiết
lập để hạn chế hoạt động cho vay nội bộ. Chính phủ cũng đóng cửa nhiều
ngân hàng yếu kém và bơm vốn mới bằng 30% GDP vào các ngân hàng
sống sót để ổn định sổ sách cho họ. Các công ty nhà nước, từ trước vẫn ấn
định giá cả dựa trên nhu cầu của chính phủ để bù đắp cho thâm hụt ngân
sách, đã được bán cho các doanh nghiệp tư nhân để họ ấn định giá cả theo
nhu cầu thị trường. Để tách việc quyết định lương bổng ra khỏi các chính trị
gia, người ta lập các hội đồng để kết nối doanh nghiệp và người lao động
hầu thương lượng công việc và mức tăng lương thỏa đáng. Các hội đồng này
đã làm việc hiệu quả trước sự ngạc nhiên của mọi người.

Lạm phát bắt đầu dịu lại vào thời điểm bầu cử toàn quốc được tổ chức

vào 2002, nhưng người Thổ mệt mỏi đã nắm lấy cơ hội này để hất chân các
đảng thế tục từng thống trị chính trường kể từ Thế chiến I và đưa vào nhân
vật lãnh đạo Hồi giáo ôn hòa Recep Tayyip Erdogan. Ông ta vừa chứng kiến
lạm phát đã lật đổ người tiền nhiệm và dường như nhận ra rằng giá cả leo
thang cũng có thể triệt hạ chính quyền của ông. Ông đã hành động tích cực
để khống chế chi tiêu chính phủ: thâm hụt của chính phủ, lên đến khoảng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.