14% GDP khi ông nhậm chức, đã giảm dần đến mức thấp 1% GDP vào
2011.
Tiếp tục công việc của người tiền nhiệm, Erdogan bán tiếp các doanh
nghiệp nhà nước, gồm các công ty viễn thông, đường và thuốc lá. Đến 2004,
lạm phát đạt mức một chữ số lần đầu tiên trong 30 năm, và nền kinh tế vừa
mới ổn định đã bắt đầu bước vào một cuộc bùng nổ tăng trưởng làm tăng
gấp ba lần thu nhập trung bình của người Thổ Nhĩ Kỳ, lên đến 10.500 đô-la
vào 2012. Một lần nữa, một thời kỳ dài tăng trưởng mạnh đã đi kèm với sự
suy giảm dần của lạm phát, với đáy ở mức 4% vào 2011.
Thế rồi, đúng theo mô thức thông thường, lại đến lúc suy hoại. Vào
2011 Erdoğan thắng cử nhiệm kỳ thứ ba bằng một chiến thắng vang dội và
có dấu hiệu trở nên tự mãn về kinh tế. Cải cách đình trệ, và đầu tư vào Thổ
Nhĩ Kỳ chậm lại. Trong những năm đầu, việc bán các công ty nhà nước của
Thổ Nhĩ Kỳ đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, và sự sụt giảm mạnh tỷ lệ
lạm phát và lãi suất đã khuyến khích người Thổ gia tăng đầu tư trong nước.
Nhưng đầu tư vẫn ở mức dưới 20% GDP, và khi Erdogan tự mãn, chất lượng
của các khoản đầu tư công trở nên tệ hại hơn. Chính phủ của ông bắt đầu
đầu tư mạnh vào các siêu dự án mới, mà nhiều kế hoạch ngày càng mang
tính tôn giáo chứ không có lợi ích kinh tế rõ rệt. Thâm hụt ngân sách của
chính phủ lại trầm trọng, tăng gấp ba lên đến hơn 2% GDP vào 2014. Và từ
mức thấp 4% vào 2011, tỷ lệ lạm phát trung bình hằng năm tăng gấp đôi đến
8% trong vòng bốn năm kế tiếp, cao hơn hẳn mức trung bình của thế giới
mới nổi và là dấu hiệu trục trặc rõ rệt của nền kinh tế.
Ấn Độ tham chiến muộn màng
Ấn Độ là nước lớn duy nhất lớn bị lạm phát hai chữ số trong năm năm
sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, một đợt bùng phát nói lên rất
nhiều điều về những trục trặc dưới thời Thủ tướng Manmohan Singh. Singh
lên nắm quyền vào 2004, và trong 10 năm kế tiếp tỷ lệ đầu tư của Ấn Độ đã
tăng từ khoảng 25% lên hơn 35% GDP. Điều đó lẽ ra là một dấu hiệu tốt,
nhưng nó đã gieo niềm tin sai lạc trong tầng lớp tinh hoa về kinh tế của đất
nước. Bởi lúc bấy giờ Ấn Độ đang đầu tư mạnh mẽ, như Trung Quốc, nhiều