QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 271

người Ấn đi đầu đã hình dung họ cũng đang tạo dựng một nền kinh tế nữa
tăng trưởng cao, lạm phát thấp. Tầm nhìn lạc quan về Ấn Độ như một Trung
Quốc tiếp theo dường như chính đáng trước 2008, khi tăng trưởng GDP của
Ấn Độ đang đạt mức 9%, với lạm phát được khống chế khoảng 5%. Trong
hầu hết nhiệm kỳ đầu của Singh, lạm phát đã diễn ra ổn thỏa.

Nhiệm kỳ thứ hai, bắt đầu từ 2009, lại khác. Trong nỗ lực ngăn chặn

nền kinh tế chậm lại khi cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng toàn cầu,
chính phủ của Singh đã tăng chi tiêu công với nhịp độ hằng năm không thể
biện minh được, ở mức 18% trong năm năm tiếp theo. Các khoản gia tăng
đầu tư chủ yếu do chính phủ thúc đẩy và can thiệp một cách ngày càng vụng
về. Các công ty tư nhân đầu tư ngày càng ít hơn, do nỗi sợ ngày càng lớn về
nạn tham nhũng và sự bất ổn dâng cao về luật chơi. Từ 2011 đến 2013 đầu
tư tư nhân đã giảm 4% xuống còn 22% GDP, một mức giảm tương đương
với hơn 72 tỷ đô-la một năm.

Giới chức nhà nước đã can thiệp nhiều hơn không chỉ vào ngân hàng

trung ương mà còn bằng cách ban hành các quy định mới để rồi ngày hôm
sau lại chỉnh sửa hoặc soạn lại. Trong một trường hợp đặc biệt đáng chú ý,
sau khi thua cuộc chiến pháp lý để thu thuế từ tập đoàn viễn thông khổng lồ
của Anh Vodafone về việc họ mua lại một công ty Hà Lan có công ty con tại
Ấn Độ, chính phủ của Singh trong cơn bực dọc đã thông qua một đạo luật
quy định mọi công ty, dù nước ngoài hay trong nước, sẽ phải chịu thuế khi
mua lại bất kỳ công ty nào có tài sản trên đất Ấn Độ – và sắc thuế này sẽ áp
dụng truy hồi cho bất kỳ thương vụ nào từ 1961. Dư luận ầm ĩ sau đó buộc
chính phủ phải lùi bước, nhưng sự đổi giọng ấy chỉ khiến các nhà đầu tư
tiềm năng càng thêm hoài nghi về tính khả đoán với các động thái kế tiếp
của chính phủ.

Thay vì đầu tư theo cách giúp kiềm chế lạm phát, Ấn Độ lại chi tiêu

theo cách khiến nền kinh tế trở nên đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi lạm phát.
Nhằm bảo vệ người dân trước những tác động của cuộc suy thoái toàn cầu,
chính phủ đã ném tiền vào các chương trình dân túy, vốn có xu hướng làm
tăng cả tiền lương lẫn giá cả, gồm một chương trình tốn kém để đảm bảo ít

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.