QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 277

như ta đã thấy, trong thời hậu chiến chỉ có một thời kỳ giảm phát dài nhiều
năm ở một nền kinh tế lớn, Nhật Bản. Không hề có những đợt giảm phát nào
trên toàn thế giới kéo dài thậm chí một năm, như nghiên cứu của Deutsche
Bank đã cho thấy. Nhưng các đợt giảm phát đơn lẻ một năm thì khá phổ biến
ở riêng các nước. Và một lần nữa, không có lý do gì để tin rằng những đợt
giảm phát ngắn, biệt lập này sẽ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.

Đây là phát hiện bất ngờ của một nghiên cứu mà Ngân hàng Thanh

toán Quốc tế (BIS) công bố vào đầu 2015, trong bối cảnh lo ngại ngày càng
gia tăng trên toàn cầu về giảm phát và kịch bản Nhật Bản. Ngân hàng này
khảo sát kinh nghiệm của 38 nước trong thời hậu chiến và thấy rằng những
đợt giảm phát giá tiêu dùng dài thực sự hiếm, nhưng những đợt ngắn kéo dài
một năm thì không hiếm. Cộng lại, 38 quốc gia này đã trải qua hơn một trăm
năm giảm phát. Tính trung bình, tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế cao hơn một
chút trong những năm giảm phát, ở mức 3,2%, so với trong những năm lạm
phát, ở mức 2,7%. Những năm mà giảm phát đi kèm với tăng trưởng mạnh
xảy ra ở các nước giàu lẫn nghèo, từ Thái Lan vào 1970 cho đến Hà Lan vào
1987, Trung Quốc vào 1998, Nhật Bản vào 2000, và Thụy Sĩ vào 2013. Lợi
thế tăng trưởng cao hơn một chút trong những năm giảm phát là không đáng
kể về thống kê, và các nhà nghiên cứu của BIS khẳng định rằng không có
chứng cứ rõ ràng cho thấy giảm phát giá tiêu dùng là xấu – hay tốt – đối với
tăng trưởng kinh tế.

[9]

Sự tác động phụ thuộc vào động lực của giảm phát.

Vậy câu hỏi tất yếu đặt ra là: Liệu ta có thể biết khi nào giảm phát giá

tiêu dùng là tốt, tức do nguồn cung gây ra, hay xấu, tức do nhu cầu gây ra?
Câu trả lời trung thực là, đây là một việc vô cùng khó khăn, đòi hỏi phân
tích các lực cung và cầu xung đột nhau. Vấn đề ở đây đơn giản là, do giảm
phát đã trở thành một từ xấu, đã có một sự thiên vị khi giả định rằng bất kỳ
dấu hiệu nào của giảm phát cũng đều xấu cho nền kinh tế, và điều đó không
dựa vào chứng cứ lịch sử. Vào 2015, chẳng hạn, nhu cầu tiêu dùng yếu trên
toàn thế giới, và các khoản nợ thì gia tăng ở Trung Quốc và các quốc gia
mới nổi khác – cả hai đều là dấu hiệu giảm phát xấu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.