QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 279

Nhưng toàn cầu hóa lại có một tác dụng ngược lại về giá tài sản, bằng

cách mở ra các thị trường bản địa cho một lượng người mua tiềm năng lớn
hơn rất nhiều từ nước ngoài. Khi nhiều người hơn cùng đặt giá mua các tài
sản như chứng khoán và nhà đất, giá có xu hướng tăng và kém ổn định. Hiện
nay người nước ngoài là chủ sở hữu cổ phiếu chính trong các công ty lớn
nhất của Hàn Quốc, gồm Samsung và Hyundai. Và người mua từ nước
ngoài là một trong những động lực chính gây ra tình trạng leo thang giá bất
động sản cao cấp tại các thành phố như Miami, New York và London.
Những lực này có xu hướng gây mất ổn định giá tài sản và dẫn đến các chu
kỳ tăng trưởng – suy thoái thường xuyên hơn, mà một đợt sốt tăng giá tài
sản thường báo hiệu một vụ sụp đổ kinh tế đang đến.

Mỗi cú sốc kinh tế lớn trong những thập kỷ gần đây đều được báo trước

bởi bong bóng tài sản. Giá nhà và cổ phiếu đều tăng vọt trước cuộc khủng
hoảng ở Nhật Bản vào 1990 và trước cuộc khủng hoảng tài chính châu Á
1997 – 1998. Cơn cuồng thị trường chứng khoán vào cuối những năm 1990
tại Mỹ báo hiệu sự sụp đổ đang đến của thị trường chứng khoán vào 2000 –
2001, và cuộc suy thoái toàn cầu chóng vánh theo sau. Trong cuộc hồi phục
sau đó, Mỹ dẫn đầu nền kinh tế thế giới đang bùng nổ tăng trưởng với giá
nhà và cổ phiếu đều tăng vọt, cho đến khi cả hai thị trường ấy sụp đổ một
lần nữa vào 2008. Nến kinh tế thế giới gánh chịu suy thoái và vẫn đang vật
lộn để phục hồi từ đó đến nay.

Thường một cuộc suy sụp giá nhà hoặc cổ phiếu sẽ kéo nền kinh tế đi

xuống, vì khi giá các tài sản ấy giảm mạnh, của cải sẽ thực sự sút giảm. Khi
mọi người cảm thấy bớt giàu, họ chi tiêu ít hơn, khiến nhu cầu giảm đi và
giá tiêu dùng cũng giảm theo. Nói cách khác, giá tài sản lao dốc có thể gây
ra những đợt giảm phát nguy hại về giá tiêu dùng.

Đây là điều đã xảy ra ở Nhật Bản, nơi bong bóng của bất động sản và

thị trường chứng khoán vào những năm 1980 đã sụp đổ vào 1990 và dẫn đến
sự sa sút lâu dài về giá tài sản lẫn giá tiêu dùng. Đó cũng là những gì đã xảy
ra ở Mỹ trong “Những năm 20 Ầm vang”, khi tinh thần lạc quan của thời đại
đã thúc giá cổ phiếu tăng 250% từ 1920 đến đỉnh điểm vào 1929. Sau đó, thị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.