QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 294

Sự hứng khởi ở Bangkok lên đến độ hầu như mọi người đều gạt bỏ

những dấu hiệu cảnh báo, mà khi nhìn lại có thể thấy rõ mồn một. Người
Thái vay đô-la với lãi suất thấp để mua không chỉ hàng xa xỉ mà cả bất động
sản và chứng khoán trong nước, và giá cả tăng vọt đến những ngưỡng chỉ có
thể kéo dài trong chừng mực đồng baht vẫn mạnh. Sử liệu về sau đã truy
nguyên cuộc khủng hoảng đồng baht vào 1993 bắt nguồn từ quyết định của
Trung Quốc phá giá đồng nội tệ của họ, mà Bắc Kinh điều phối để đẩy mạnh
xuất khẩu vào một thời điểm mà nền kinh tế của họ đang suy yếu. Đồng
nhân dân tệ mất giá đã làm cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn
nhiều, cho phép Trung Quốc giành thị phần xuất khẩu toàn cầu từ các đối
thủ châu Á, bao gồm Thái Lan. Tuy nhiên người Thái tiếp tục tiêu thụ như
thể không có gì xáo trộn; từ 1990 đến 1994 thâm hụt tài khoản vãng lai của
nước này, xét theo tỷ lệ so với GDP, đã tăng trung bình 7% một năm, một tỷ
lệ nằm sâu trong vùng nguy hiểm.

Thế rồi, vào mùa xuân 1995 đồng đô-la bắt đầu tăng giá so với các

đồng tiền chính yếu khác trên thế giới như đồng yen Nhật và đồng mark
Đức, và do đồng baht đã được neo vào đồng đô-la, nó cũng tăng theo. Trong
giai đoạn này đối tác quan trọng nhất của Thái Lan về thương mại và đầu tư
là Nhật Bản, do đó chỉ số quan trọng nhất của đồng baht là giá trị so với
đồng yen Nhật. Trong hai năm tiếp theo, đồng baht cho cảm giác hết sức đắt
so với yen Nhật, và theo điều kiện REER nó đã tăng hơn 50% so với đồng
yen, làm thoái chí các nhà đầu tư Nhật Bản và làm chậm thêm lĩnh vực xuất
khẩu của Thái Lan. Thâm hụt tài khoản vãng lai của Thái Lan tiếp tục nới
rộng, chạm mức 8% GDP vào 1995 và 1996. Các câu hỏi bắt đầu được đặt
ra về khả năng nước này thanh toán cho nước ngoài các khoản đang gia tăng
và duy trì mức giá cắt cổ trong thị trường chứng khoán và nhà đất Bangkok.
Không lâu sau đó các nhà đầu tư trong và ngoài nước hoảng sợ về nền tài
chính đang căng của Thái Lan và bắt đầu rút tiền ra khỏi nước này.

Để chống lại những tác động gây mất ổn định từ sự thoái vốn, ngân

hàng trung ương Thái Lan bắt đầu chi hàng tỷ đô-la từ nguồn dự trữ ngoại
hối để mua baht, hy vọng ngăn chặn nó khỏi sụp đổ nhanh chóng về giá trị.
Tuy nhiên, khi nguồn dự trữ sa sút, ngân hàng trung ương đã phải từ bỏ cuộc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.