Indonesia. Vào thời điểm đó, Ấn Độ và Indonesia bị thâm hụt tài khoản
vãng lai dao động từ 2-4% GDP, nhưng chỉ cần đồng tiền trượt giá 10-20%
là có thể nhanh chóng thu hẹp mức thâm hụt, một phần trước tiên vì các
đồng tiền này không cho cảm giác quá đắt. Hướng biến động là yếu tố then
chốt, và các quốc gia này ít bị tổn thương hơn nhiều so với Thổ Nhĩ Kỳ hoặc
Brazil, nơi đồng tiền cho cảm giác rất đắt, và do đó thường khuyến khích
người ta mua sắm và đầu tư ra nước ngoài, và làm cho mức thâm hụt tài
khoản vãng lai vốn dĩ luôn lớn lại càng lớn hơn. Thế nhưng các nhà đầu tư
đã tháo chạy một cách mù quáng khỏi tất cả các nước này, như thể tất cả đều
như nhau.
Các nước này không như nhau. Nước gặp nguy cơ nghiêm trọng nhất là
Thổ Nhĩ Kỳ, với một nền kinh tế hầu như cố tình được tạo dựng để làm phát
sinh mức thâm hụt lớn trong tài khoản vãng lai. Nước này thiếu quặng mỏ
của hầu như tất cả các tài nguyên thiên nhiên thiết yếu và phải nhập khẩu
dầu, sắt, vàng, than đá, đồng và hầu hết các nguyên liệu thô khác. Người
Thổ cũng có xu hướng chi mạnh cho tất cả các loại hàng nhập khẩu khác, từ
xe ô-tô cho đến máy tính, và họ dành dụm tương đối ít. Tỷ lệ tiết kiệm quốc
gia, bao gồm mức tiết kiệm của các hộ gia đình, công ty và chính phủ, là ít
hơn 15%, mức thấp nhất trong số các nước lớn mới nổi. Điều đó có nghĩa là
người Thổ phải vay mượn rất nhiều từ nước ngoài để tài trợ cho sự chi tiêu
của họ. Và một phần do nguồn tiết kiệm theo thông lệ là rất nhỏ, họ có sẵn
tương đối ít tiền để đầu tư vào các ngành địa phương, và các ngành này –
gồm cả các doanh nghiệp xuất khẩu – là hết sức yếu. Với tình trạng yếu kém
của các ngành xuất khẩu và nhu cầu lớn về nhập khẩu dầu và các tài nguyên
khác, Thổ Nhĩ Kỳ dễ dàng phát sinh thâm hụt tài khoản vãng lai một cách cố
hữu. Trong những năm 2008, khi thương mại toàn cầu chậm lại và giá dầu
tăng, Thổ Nhĩ Kỳ một lần nữa bị gia tăng nhanh chóng mức thâm hụt tài
khoản vãng lai. Đến 2013, nước này là quốc gia lớn duy nhất trên thế giới bị
thâm hụt tài khoản vãng lai đạt mức trung bình hơn 5% GDP trong năm năm
liền, và đối mặt với cảnh báo nguy cấp về quy luật tiền tệ.
Liệu sự giải toàn cầu hóa có làm thay đổi quy luật?