QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 297

Thật ra, dấu hiệu cảnh báo ấy có thể thậm chí cấp bách hơn những gì

mà câu chuyện này ngụ gợi ý cho đến giờ. Có một lưu ý quan trọng trong
quy luật này: định nghĩa về yếu tố gây thâm hụt tài khoản vãng lai cao đến
mức nguy hiểm có thể đang thay đổi trong khi chúng ta đang bàn. Ngưỡng
năm năm và 5% dựa trên mô thức của những cuộc bất ổn tiền tệ trong những
thập kỷ gần đây, nhưng trong một thế giới bị phá vỡ bởi cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu 2008, sự kiện đã khiến đà tăng trưởng thương mại toàn
cầu chững lại và dẫn đến sự sụt giảm mạnh mẽ các dòng vốn toàn cầu, mô
thức ấy có thể thay đổi. Mặc dù chúng ta đang sống trong một thế giới liên
thông cao độ, sự tăng trưởng các dòng thương mại toàn cầu đã chậm lại khá
đột ngột. Như chúng ta đã thấy, cuộc khủng hoảng này có thể kéo dài một
thời gian, do sự tan vỡ của các cuộc đàm phán thương mại toàn cầu, xu thế
hướng nội của các nền kinh tế và việc Trung Quốc đã bắt đầu chế tạo linh
kiện trong nước nhiều hơn để lắp ráp ở các nhà máy.

Trong giới chuyên gia, sự chuyển biến lớn về thái độ này đang khơi

mào cho một cuộc tranh luận ngày càng lan rộng về mức độ toàn cầu hóa đã
lùi bước trước “giải toàn cầu hóa”. Sự giảm tốc của thương mại toàn cầu có
thể không tác động lớn nếu các dòng tiền toàn cầu khác không thoái lui,
nhưng chúng đang triệt thoái. Do thâm hụt tài khoản vãng lai thường phản
ánh sự tiêu thụ hàng nhập khẩu quá mức, bất cứ nước nào đang bị thâm hụt
đều phải tìm ngoại tệ để thanh toán các khoản nhập khẩu, và lượng tiền ấy
có thể đi vào nước ấy theo hình thức vay vốn ngân hàng nước ngoài, người
nước ngoài mua cổ phiếu hoặc trái phiếu, hoặc đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào các nhà máy nội địa. Những dòng tiền này xuất hiện trong một phần
riêng của cán cân thanh toán, tài khoản vốn, và đã cạn kiệt thậm chí còn hơn
cả thương mại kể từ 2008.

Các nghiên cứu được kinh tế gia Kristin Forbes thuộc MIT thực hiện

cho Ngân hàng Anh cho thấy các dòng vốn xuyên biên giới đã giảm xuống
mức chưa từng thấy trong hơn ba thập kỷ qua, khi bắt đầu diễn ra cuộc bùng
nổ tăng trưởng mới nhất trong toàn cầu hóa. Đây là một sự đảo chiều đáng
chú ý. Vào 1980 các dòng vốn toàn cầu hằng năm là 280 tỷ đô-la, tức chưa
đến 2% GDP toàn cầu. Thế rồi Trung Quốc mở cửa cho thương mại toàn cầu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.