QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 299

xem họ có tuân thủ các quy định mới về khai thác tài sản và đảm bảo họ
không quá liều lĩnh ở đâu đó, kể cả ở các thị trường nước ngoài.

Các dòng chảy ngân hàng xuyên biên giới toàn cầu đạt đỉnh điểm ở

mức khoảng 4% GDP của thế giới vào 2007, sau đó biến động mạnh xuống
mức âm trong năm tiếp theo, cho thấy các ngân hàng không chỉ ngừng cho
vay mà còn bắt đầu thanh lý các khoản vay để đưa tiền về nước, theo bài
viết của Forbes. Những dòng ấy chưa phục hồi, và sự “giải toàn cầu hóa
ngân hàng” này sẽ làm cho tình hình ngày càng khó khăn để Mỹ và Anh vay
tiền hỗ trợ cho thị hiếu ưa hàng hóa nhập khẩu của họ. Tình hình cũng sẽ
khó khăn hơn nhiều để họ trang trải mức thâm hụt tài khoản vãng lai dai
dẳng của mình, đã đạt trung bình khoảng 3% ở Mỹ và 2,2% ở Anh kể từ
1990. Các trở ngại giờ đây là như nhau đối với bất kỳ nước nào có thâm hụt
tài khoản vãng lai cao và có lẽ đang sống vượt quá khả năng.

Các quốc gia nhiều khả năng sẽ thấy ngày càng khó thu hút các dòng

vốn nước ngoài cần thiết để trang trải cho lối sống của họ, tức là họ có thể
gặp rắc rối trong việc trang trải thâm hụt tài khoản vãng lai sớm hơn nhiều
so với diễn biến trong quá khứ. Với tình trạng trì trệ thương mại toàn cầu, có
lẽ sẽ gian nan hơn để bất kỳ nước nào duy trì được tài khoản vãng lai cân
bằng thông qua thu nhập xuất khẩu và sẽ dễ rơi vào khủng hoảng hơn. Vào
thời trước 2008, điểm tới hạn là khi thâm hụt tăng đến mức 5% của GDP
trong năm năm liên tiếp. Vào thời Hậu khủng hoảng, các điểm tới hạn này
có thể đến nhanh hơn và ở mức thâm hụt thấp hơn – có lẽ ở mốc 3% mà các
quan chức ngân hàng trung ương từ Ấn Độ đến Indonesia ngày càng nêu ra
nhiều hơn như một mức ngưỡng.

Sự trở lại của tiết kiệm
Ngay cả trước khi niềm lạc quan của thời đại toàn cầu hóa nhường

bước cho mối quan ngại về giải toàn cầu hóa, các nhà kinh tế đồng thuận
rằng hầu hết các quốc gia đều có lợi khi mở cửa cho thương mại, nhưng việc
mở cửa với các dòng vốn toàn cầu lại dẫn đến các kết quả khác nhau.

Ở đỉnh cao của sự bùng nổ toàn cầu hóa, các dòng vốn gia tăng đã

khiến các nước rất dễ chi tiêu vượt khả năng của mình và sa vào các cuộc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.