một phần tiền ở nước ngoài. Một phần tiền dạng đó bị nghi ngờ đã được
chuyển trong cuộc bùng nổ tăng trưởng của thành phố duyên hải Thâm
Quyến, nơi một số công ty vàng và trang sức báo cáo khối lượng giao dịch
không khớp với nguồn thu từ nước ngoài. Một khảo sát riêng khác của BNP
Paribas cho thấy trong quý đầu tiên của 2015, tổng mức sai và sót đã vượt
quá 80 tỷ đô-la – một kỷ lục đối với bất kỳ quốc gia mới nổi nào. Điều này
có nghĩa là dòng tiền chảy ra ngoài qua kênh sai và sót đang đạt tỷ lệ hằng
năm 320 tỷ đô-la, tức hơn 3% GDP của Trung Quốc, một dấu hiệu đáng báo
động.
Ngay cả dân chúng không được tiếp cận với các kênh thoái vốn của các
công ty lớn và giới siêu giàu cũng luôn luôn có đường thoát. Khi nỗi sợ về
khủng hoảng tiền tệ quét qua các quốc gia mới nổi từ Indonesia đến Brazil
và Thổ Nhĩ Kỳ vào giữa 2013, dân chúng trong nước đã sử dụng nhiều lối
thoát. Người Ấn Độ đổi rupee thành vàng, với tổng trị giá lên đến hàng chục
tỷ đô-la mỗi quý. Thường dân Thổ Nhĩ Kỳ lũ lượt kéo hàng triệu người đến
các ngân hàng, đổi tiền tiết kiệm từ lira sang đô-la Mỹ (với tổng mức 22 tỷ
đô-la trong nửa cuối 2013, khi lira giảm giá 20%).
Đây không phải lần đầu tiên dân chúng bản địa dự đoán thành công
bước chuyển biến quan trọng ở một quốc gia đang phát triển. Trong những
năm 1990 xáo động, các nhà đầu tư trong nước đã chuyển những lượng tiền
lớn ra khỏi các quốc gia mới nổi, trốn lánh những rủi ro rất thực tế của các
chế độ quen nếp chiếm đoạt tài sản thông qua, chẳng hạn, các quan chức thu
thuế dữ tợn, và của các nền kinh tế bị bất ổn bởi lạm phát cao và tăng trưởng
thất thường. Do nhiều chính phủ đã có các quy định khiến khó dịch chuyển
vốn ra khỏi đất nước, các công ty và giới giàu có thường tìm các con đường
vòng khác chỉ có thể được liệt ra dưới dạng “sai và sót”.
Vào thời điểm sự xáo trộn kinh tế tại các thị trường mới nổi bắt đầu dịu
dần sau 2000, khi các nhà lãnh đạo như Putin, Lula và Erdogan bắt đầu kiểm
soát được sổ sách, người dân trong nước một lần nữa lại sớm cảm nhận được
sự thay đổi. Họ mang hàng tỷ đô-la trở về quê hương tại nhiều nước như
Indonesia, Nam Phi và Brazil, mặc dù lại vẫn thường thông qua các kênh