Các điểm tương đồng đáng chú ý trong diễn tiến của cuộc khủng hoảng
châu Á 1997 – 1998 và cuộc khủng hoảng châu Âu vào đầu những năm
2010 minh họa cho điểm này. Giống như nhiều cuộc khủng hoảng tiền tệ
khác trong những thập kỷ gần đây, hai cuộc này in bóng lẫn nhau về mức độ
thiệt hại và hình thức lây lan hậu quả trong khu vực. Trở lại hồi 1997 –
1998, khi sự sụp đổ tiền tệ lan từ Bangkok đến Jakarta, Seoul và Kuala
Lumpur, các nhà đầu tư đã bỏ chạy và tiền tệ sụp đổ, chạm đáy sâu nhất tại
Indonesia. Đồng rupiah của Indonesia mất giá đáng kinh ngạc đến 80%,
giảm từ mức 2.500 xuống 16.000 rupiah đổi một đô-la, một số ngân hàng
không thể xử lý các giao dịch tiền tệ vì máy tính của họ không được lập
trình để xử lý một giá trị không tưởng đến năm chữ số với đồng rupiah.
Khủng hoảng tiền tệ tiếp tục châm ngòi cho một sự suy thoái của cổ phiếu
định giá bằng đô-la của cả khu vực, mà khi chạm đáy tổng giá trị của bốn thị
trường châu Á bị ảnh hưởng mạnh nhất đã tụt giảm chỉ còn 250 tỷ đô-la.
Để có sự so sánh, tất cả các công ty ở Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc
và Malaysia hợp lại đã lao dốc mạnh trong một vài tháng ngắn ngủi để chỉ
còn có giá trị thấp hơn mỗi mình hãng General Electric. Rõ ràng, đây là một
trong những trường hợp mà các thị trường toàn cầu đã tăng quá cao, nhưng
các mức định giá chứng khoán cực thấp này cũng là một dấu hiệu cho thấy
cả quốc gia ấy đã cho cảm giác cực kỳ rẻ, một phần lớn do đồng tiền giá rẻ,
và tình hình sắp chuyển biến.
Quy mô sự sụp đổ tiền tệ châu Á hầu như cũng chẳng bất thường. Kiểm
tra lại các cuộc khủng hoảng tiền tệ lớn trong thế giới mới nổi kể từ 1990,
tôi thấy rằng giá chứng khoán trong nước tại tâm chấn của cuộc khủng
hoảng – như ở Mexico vào 1994 hoặc ở Thái Lan vào 1997 – thường sụt
giảm do tiền tệ đến 85% theo giá đô-la, trong khi sự suy giảm trung bình về
giá cổ phiếu trong toàn khu vực bị ảnh hưởng là 65%. Diễn biến của cuộc
khủng hoảng Eurozone trong các nền kinh tế ngoại vi của khu vực cũng cho
thấy mô thức cơ bản này: thị trường chứng khoán giảm đến 90% ở Hy Lạp –
nơi khởi phát cuộc khủng hoảng – và lây lan khắp ngoại vi châu Âu, gồm
Bồ Đào Nha, Ireland, Ý và Tây Ban Nha, với mức giảm trung bình 70%.
Khi khủng hoảng chạm đáy vào 2012, tổng giá trị các thị trường chứng