QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 310

Chu kỳ suy thoái và hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn nhiều ở các

nước châu Á, phần lớn vì họ có thể từ bỏ việc neo vào đồng đô-la. Mặc dù
khiến tiền tệ và các thị trường suy sụp, động thái ấy cũng giúp khơi mào cho
một cuộc phục hồi. Sau một năm 1998 suy yếu, đến đầu 1999 đà phục hồi đã
thấp thoáng với số dư tài khoản vãng lai trong tất cả các nền kinh tế bị
khủng hoảng tác động đã có thặng dư trở lại. Trong những tháng trước
khủng hoảng, các nước này có mức thâm hụt tài khoản vãng lai trung bình
bằng 5% GDP. Nhưng trong vòng một năm các nền kinh tế Đông Á đã đạt
được mức thặng dư bằng 10% GDP, do nội tệ giá rẻ, nhập khẩu suy giảm và
xuất khẩu bùng nổ. Sau đợt sụp đổ ban đầu, các đồng tiền châu Á đã ngừng
giảm, có giá rẻ và đủ ổn định để tạo đà cho nền kinh tế phục hồi. Chỉ mất ba
năm rưỡi để các nền kinh tế này lấy lại tất cả sản lượng đã bị mất trong cuộc
suy thoái lớn khởi phát vào 1998.

Ta hãy lướt tới phía trước 12 năm để thấy Ý, Tây Ban Nha và các quốc

gia ngoại vi châu Âu khác đã không khắc phục tiền tệ được nhanh như thế.
Họ không thể dễ dàng từ bỏ đồng euro, vì vậy không có chuyện sụt giảm đột
ngột giá trị của đồng tiền, và do đó không có sự suy giảm nhập khẩu và gia
tăng xuất khẩu một cách thúc ép và nhanh chóng. (Đồng euro rốt cục bắt đầu
giảm giá so với đồng đô-la, nhưng phải đến giữa 2014.) Cách duy nhất họ có
thể lấy lại vị thế cạnh tranh để tạo ra doanh thu xuất khẩu nhiều hơn và giảm
phụ thuộc vào vốn nước ngoài là chọn lựa hy sinh bằng cách cắt giảm lương
và biên chế công cồng kềnh. Các nhà kinh tế gọi quá trình thắt lưng buộc
bụng đáng sợ này là “phá giá nội bộ”, và nó cũng đạt kết cục giống như phá
giá đồng tiền, thông qua khôi phục tính cạnh tranh xuất khẩu. Chỉ có điều nó
chậm hơn và gian nan hơn về chính trị, nhất là ở châu Âu, vốn thân thiện với
người lao động, và liên quan đến các cuộc đàm phán gai góc với công đoàn.
Năm năm sau khủng hoảng, các nền kinh tế ngoại vi châu Âu vẫn đang chật
vật để hồi phục.

Xét cho cùng, châu Âu đã phải đối mặt với một bối cảnh bên ngoài

nhiều thù địch hơn châu Á. Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, nền kinh
tế toàn cầu đã trải qua cuộc phục hồi yếu nhất trong lịch sử hậu Thế chiến II,
và khó mà xuất khẩu để làm giàu trong một môi trường như vậy. Vào 1998

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.