QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 311

các nền kinh tế châu Á không những có thể từ bỏ chế độ tỷ giá cố định mà
còn có dịp tốt để hồi phục ở một thời điểm mà nền kinh tế toàn cầu đang
mạnh. Một động lực chính để châu Á phục hồi chính là nền kinh tế Mỹ đang
tăng trưởng với đà nhanh bất thường đến 4,5% một năm trong giai đoạn
1996 – 2000 và nhập khẩu nhiều mặt hàng mới giá rẻ từ châu Á.

Bước ngoặt cho các nước ngoại vi châu Âu rốt cục đã ló dạng vào 2014

khi số dư tài khoản vãng lai đã có dấu hiệu vượt ra khỏi vùng báo động để đi
vào ngưỡng thặng dư, một dấu hiệu cho thấy các nền kinh tế này đã tạo ra
nguồn thu để trả nợ nước ngoài. Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ireland đều
có sự cải thiện đáng kể về tài khoản vãng lai và đang trên đà đi đến thặng
dư. Tuy nhiên, Ý và Hy Lạp thì không.

Tôi đến thăm Hy Lạp vào tháng 5-2015 và thấy rằng nước này đang

thụt lùi do họ sản xuất ít. Sự sụt giảm mạnh về tiền lương và các chi phí
khác không thật sự thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, giá cả giảm sút ở Hy Lạp
lại khiến những hòn đảo trở nên rất hấp dẫn với du khách, khiến khách từ
Trung Quốc và Ấn Độ tràn ngập và đông hơn bất cứ nơi đâu mà tôi từng
nhìn thấy ngoại trừ xứ sở của họ. Tuy nhiên, du khách chỉ chiếm dưới 7%
GDP của Hy Lạp, và trong khi đóng một vai trò quan trọng đối với các quốc
đảo nhỏ như Bahamas và Seychelles, du lịch chưa bao giờ đóng một vai trò
quan trọng trong việc giúp cho một nền kinh tế có quy mô cỡ trung đến cỡ
lớn phục hồi sau khủng hoảng tài chính. Ngay cả với các điểm đến nghỉ mát
bên bờ biển Thái Lan, du lịch chiếm dưới 7% GDP khi khủng hoảng xảy ra
vào 1997 – 1998, đóng góp một cách nhỏ nhoi trong cuộc hồi phục của Thái
Lan những năm sau đó.

Tính linh hoạt của đồng tiền thả nổi cũng giúp lý giải tại sao nhiều quốc

gia Đông Âu đã trải qua một cuộc khủng hoảng rất khác. Ba Lan và Cộng
hòa Séc trước đó cắt giảm tiền lương và chi tiêu chính phủ để chuẩn bị gia
nhập Liên minh Châu Âu; họ đã rơi vào cuộc khủng hoảng 2008 với tình
hình tài chính tốt hơn các nước láng giềng giàu có, nhưng họ vẫn chưa gia
nhập đồng euro, nên đồng tiền của họ được tự do sụt giá khi khủng hoảng
xảy đến. Mặc dù đồng euro vẫn cho cảm giác khá đắt trong những năm sau

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.