nội tệ của họ không lâu trước đó. Câu trả lời là họ đã không giảm đủ sâu để
cho cảm giác giá rẻ một cách rõ rệt.
Hơn nữa, nhiều công ty ở các nước này đã ngừng tăng nợ nước ngoài;
từ 1996, trong thế giới mới nổi, tổng số nợ mà các công ty tư nhân phải trả
cho chủ nợ nước ngoài đã tăng hơn gấp đôi về tỷ trọng trong GDP, và đạt
đến 20% hay hơn ở Đài Loan, Peru, Nam Phi, Nga, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ.
Với các nước này, sự sụt giá đồng tiền sẽ vừa có hại lẫn có lợi cho nền kinh
tế; các công ty tư nhân buộc phải chi tiêu nhiều hơn để trả nợ, và ít hơn để
thuê nhân công hoặc đầu tư vào các nhà máy và trang thiết bị mới.
Thế giới từng chứng kiến chu kỳ thất sách này diễn ra trước đó. Cuộc
khủng hoảng ở châu Mỹ Latin vào những năm 1980, biến cố đầu tiên trong
loạt khủng hoảng tiền tệ tàn phá thế giới mới nổi trong những thập kỷ gần
đây, khởi phát một phần vì Argentina, Chile và Mexico đã đón nhận không
hạn chế các khoản vay nước ngoài. Động thái tiên phong này đã tạo ra các
đợt nhảy vọt tăng trưởng, tiếp theo là các vấn đề chóng mặt khi các nước
này không có đủ thu nhập từ nước ngoài để trang trải các khoản thanh toán
và nợ nần với nước ngoài. Trong tất cả những trường hợp này, các nhà lãnh
đạo phá giá đồng tiền nhằm nỗ lực làm cho nền kinh tế cạnh tranh hơn,
nhưng rốt cục họ lại đẩy nhiều đồng bào của mình vào cảnh vỡ nợ với các
khoản vay nước ngoài. Quá trình này đã chạm đáy ở Argentina, khi nước
này vỡ nợ quốc gia vào 2002, rơi vào một trong những cuộc suy thoái đích
thực hiếm hoi với bất kỳ quốc gia nào trong những thập kỷ gần đây. Ở thời
điểm đáy, cung tiền thấp đến mức người Argentina phải lập các câu lạc bộ
hối đoái, chẳng hạn như một cơ sở họp mặt trong một siêu thị sang trọng bỏ
trống ở Buenos Aires.
Sự phá giá có thể gây ra những thiệt hại khôn lường khác. Ở một nước
thiếu các ngành sản xuất vững mạnh, đồng tiền rẻ hơn có thể không có nhiều
tác dụng thúc đẩy xuất khẩu, thu ngoại tệ và giúp cân bằng thâm hụt tài
khoản vãng lai. Đây là lỗ hổng kinh điển của các nước dựa vào xuất khẩu
hàng nguyên liệu, mặc dù nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, so với 10 hay
20 năm trước, thậm chí các cường quốc sản xuất xuất khẩu cũng đang gặp