Chiến lược này sẽ không hiệu quả lắm ở Brazil hoặc Thổ Nhĩ Kỳ hoặc
Nigeria hoặc Argentina hoặc Hy Lạp, nơi nền tảng sản xuất đều nhỏ hoặc
không tồn tại. Một đồng tiền rẻ hơn ở các nước này sẽ khiến hàng nhập khẩu
đắt đỏ hơn và nuôi dưỡng lạm phát nhưng lại ít có tác dụng, hoặc sẽ mất rất
nhiều thời gian, để khuyến khích tăng trưởng xuất khẩu và việc làm do thiếu
các ngành xuất khẩu.
Cũng nên chỉ ra rằng khi các quan chức Trung Quốc cố gắng tính toán
giá trị thích hợp để neo đồng nhân dân tệ vào đô-la hồi 1993, họ đã tìm đến
lãnh đạo tối cao của họ, Đặng Tiểu Bình, người đã bảo họ hãy nhìn tỷ giá
của thị trường chợ đen và dùng giá đó để định giá đồng nội tệ. Là nhân vật
thực chất thực dụng, Đặng Tiểu Bình đã hiểu được tính hợp lý của việc dùng
giá xác đáng nhất trên thị trường để định giá đồng tiền.
Một trường hợp phá giá thành công khác đầy thú vị là Indonesia, nước
đã phá giá 30% vào 1986 bởi vì lúc đó họ đang theo đuổi những cải cách
tích cực để thúc đẩy xuất khẩu. Như lưu ý của cựu Bộ trưởng Tài chính của
Indonesia Muhamad Chatib Basri, Indonesia đã chuyển hướng vào trong
nước trong những năm 1970 nhưng buộc phải cải cách trong những năm
1980 sau sự sụp đổ của giá dầu, mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Indonesia
khi ấy. Giá dầu giảm sút đã dẫn đến sự sụt giảm giá trị đồng rupiah của
Indonesia, khiến sụt giảm nguồn thu của các nhà xuất khẩu, và biến họ thành
những người ủng hộ tự do hóa thương mại. Nhà lãnh đạo Indonesia Suharto
đã trao chính sách kinh tế vào tay các nhà kỹ trị, những người bắt đầu cắt
giảm thuế quan và các sắc thuế khác. Họ đã mở cửa cho đầu tư nước ngoài
và đề ra một giải pháp hết sức sáng tạo chống nạn tham nhũng trong giới hải
quan, bằng cách thay tổng cục hải quan bằng một công ty giám định tư nhân
của Thụy Sĩ, SGS. Vào thời điểm Indonesia tích cực mở cửa ra thế giới,
Basri lập luận, sự phá giá đồng rupiah là một yếu tố trong chương trình cải
cách tổng thể giúp khơi mào cho cuộc bùng nổ sản xuất ở Indonesia.
Một cách khác để hiểu về quy luật này là, nền kinh tế càng kém phát
triển thì càng nhạy cảm hơn với yếu tố “rẻ thì tốt”. Nếu một quốc gia xuất
khẩu nguyên liệu thô hoặc, đại loại, hàng hóa sản xuất rất đơn giản như hàng