QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 321

có thể vay thêm từ các ngân hàng, nơi mà người ta cũng đã đánh mất lý trí.
Với mỗi tình tiết càng lúc càng phi lý, điệp khúc lại vang lên trong giai điệu
nhạc nền: “Nụ hôn của nợ nần, nụ hôn của nợ nần, nụ hôn của nợ nần.”

Zielinksi là người đầu tiên cảnh tỉnh tôi về tín hiệu cảnh báo rắc rối

kinh tế này: một thời kỳ khi người đi vay và người cho vay bị cuốn theo cơn
sốt tín dụng, và tổng các khoản vay tư nhân tăng nhanh đáng kể so với nền
kinh tế. Rõ ràng các cuộc khủng hoảng tín dụng có liên quan đến nợ nần,
nhưng có vô số cách để phân tích các thị trường nợ hàng ngàn tỷ đô-la, dựa
theo ai là người đang cho vay (nguồn nước ngoài hoặc trong nước) và người
đang nhận các khoản vay (chính phủ hoặc các công ty tư nhân và cá nhân),
cũng như quy mô của gánh nặng nợ và tỷ lệ tăng trưởng của nó và trong
khoảng thời gian ra sao. Các tổ hợp xác suất này nhiều vô hạn. Điều
Zielinski đã làm là tập trung xem các cuộc khủng hoảng tài chính thường
được dẫn dắt ra sao bởi sự bùng nổ tăng trưởng kéo dài về tín dụng trong
khu vực tư nhân, tức các công ty và cá nhân. Một thập kỷ sau, tôi ước gì
mình đã thấm nhuần thông điệp này, do nợ tư nhân tăng ào ạt ở Mỹ và châu
Âu trong thời kỳ sắp diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu – một
thảm họa khiến cuộc khủng hoảng tài chính châu Á so ra thật nhỏ nhoi. Tôi
đã không lắng nghe điệp khúc đang thì thầm vang lên “Nụ hôn của nợ nần,
nụ hôn của nợ nần...”

Trong ba thập kỷ qua, thế giới gánh chịu các cuộc khủng hoảng tài

chính ngày càng thường xuyên, mà mỗi cuộc lại khơi mào cho một đợt săn
lùng dấu hiệu cảnh báo rõ rệt nhất về thời điểm bùng nổ quả mìn tài chính.
Mỗi cuộc khủng hoảng mới dường như lại cho ra một lời giải thích mới về
các cuộc khủng hoảng nói chung. Cuộc khảo nghiệm sau “khủng hoảng
tequila” của Mexico vào giữa những năm 1990 tập trung vào nguy cơ của nợ
ngắn hạn, bởi trái phiếu ngắn hạn đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng lúc
đó. Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 – 1998, người ta chỉ bàn
về việc lạm vay từ nước ngoài, vì nước ngoài đã đột ngột cắt đứt nguồn vay
với Thái Lan và Malaysia khi các rắc rối lộ rõ. Những lời giải thích khác
biệt này đã gây ra nhiều hoang mang và góp phần vào thất bại chung của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.