chỉ số kỳ diệu: mức gia tăng tín dụng tư nhân trong năm năm xét theo tỷ lệ
so với GDP.
Nghiên cứu của riêng tôi – cũng trở thành trọng tâm lưu ý một cách
muộn màng sau cú sốc 2008 – đã tinh chỉnh các phát hiện này theo hai cách.
Thứ nhất, nó xác định một ngưỡng bất khả thoái hồi khi tín dụng tư nhân
vượt qua, sau năm năm tăng trưởng quá nhanh, khủng hoảng tài chính rất dễ
xảy ra. Thứ hai, nó đề cập đến một câu hỏi mà các tổ chức không đặt ra để
nghiên cứu do họ mải tập trung vào việc xác định các tín hiệu cảnh báo
khủng hoảng tài chính, như sự sụp đổ của thị trường chứng khoán hoặc tiền
tệ. Nhưng nếu không có một cuộc khủng hoảng hẳn hoi, liệu một cơn sốt tín
dụng có thể gây tổn hại cho nền kinh tế không? Nghiên cứu của tôi cho thấy,
khi vượt ngưỡng bất khả thoái hồi, nền kinh tế nhiều khả năng không chỉ
gánh chịu khủng hoảng tài chính mà còn chắc chắn sẽ bị trì trệ rõ nét.
Dò lại số liệu có được từ 1960 với 150 quốc gia, nhóm của tôi và tôi đã
phân lập được 30 cơn sốt tín dụng kéo dài năm năm nghiêm trọng nhất.
Phân tích đã cho ra một danh sách mà giới am tường về hậu quả của nợ xếp
vào dạng khủng hoảng tín dụng cổ điển. Độc tôn và đứng đầu danh sách là
Ireland. Ở đó, trong năm năm từ 2004 đến 2009, tín dụng tư nhân tăng một
mức đáng kinh ngạc bằng 160% GDP. Cũng trong thế giới phát triển, danh
sách này gồm cả Nhật Bản vào cuối những năm 1980 và năm quốc gia đã bị
tăng vọt nợ trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, gồm Hy Lạp, Úc,
Thụy Điển và Na Uy. Trong số các quốc gia mới nổi, danh sách các cuộc bội
lạm cực đoan này bao gồm Uruguay và Chile trong những năm 1980, Thái
Lan và Malaysia vào cuối những năm 1990, và Trung Quốc hiện nay. Với 30
trường hợp trầm trọng này, tín dụng tư nhân đã tăng nhanh hơn đáng kể hơn
so với nền kinh tế trong năm năm liên tục và làm tăng tổng cộng ít nhất 40%
tỷ trọng tín dụng tư nhân so với GDP.
Trong tất cả những trường hợp này, bước ngoặt theo chiều hướng xấu
luôn luôn xảy đến sau năm thứ năm của chu kỳ, sau khi mức tăng trưởng tín
dụng tư nhân chạm ngưỡng 40%. Một khi vượt qua ranh giới đó, hầu hết các
nước này – 18 trong số 30 nước – bắt đầu gánh chịu một cuộc khủng hoảng