hầu hết các tổ chức tài chính lớn trong việc dự báo khủng hoảng tín dụng
đang lộ diện lờ mờ trước 2008.
Lúng túng trước sự bất lực đó, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, Ngân
hàng Trung ương Châu Âu, IMF và các quan chức khác đã bắt đầu nhìn vấn
đề theo cách khác, và vào 2011, họ đã đi theo những con đường riêng để đạt
đến kết luận tương tự. Một ý tưởng chủ đạo trong nghiên cứu của họ đã xâu
chuỗi các cuộc khủng hoảng tín dụng lớn ngược đến cuộc Đại suy thoái
những năm 1930 và trong một số trường hợp thậm chí đến “Cơn cuồng hoa
tulip” mà Hà Lan từng vấp phải vào những năm 1600. Tiền thân của tất cả
các cuộc khủng hoảng này – và do đó là chỉ số có uy thế nhất báo hiệu
khủng hoảng đang đến – là tình trạng tín dụng tư nhân trong nước tăng
trưởng nhanh hơn so với nền kinh tế trong một khoảng thời gian đáng kể.
Đây là một đầu mối rất quan trọng.
Giới chức trách cũng đi đến một kết luận đáng ngạc nhiên: mặc dù tổng
quy mô nợ của một quốc gia – tức tổng dư nợ của chính phủ và khu vực tư
nhân – có tác động đến triển vọng của nền kinh tế, tín hiệu rõ ràng nhất cho
thấy rắc rối tài chính sắp xảy đến lại xuất phát từ tốc độ tăng khối nợ đó.
Quy mô quan trọng, nhưng tốc độ quan trọng hơn. Quả là một dấu hiệu xấu
cho Thái Lan vào 1997, khi nợ cá nhân lên tới 165% GDP, nhưng một gánh
nặng nợ với quy mô đó không nhất thiết báo hiệu một cuộc khủng hoảng
nếu nợ ấy không tăng trưởng nhanh hơn đáng kể so với nền kinh tế suốt một
thời gian. Nợ của Thái Lan đã tăng đều trước đó ngay từ những năm cuối
thập niên 1980, nhưng sau đó bắt đầu tăng vọt sau 1990. Trong năm năm
trước 1997, nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng với tỷ lệ hằng năm khoảng
10%, nhưng nợ tư nhân tăng với tỷ lệ khoảng 25%. Tỷ lệ tăng trưởng phi mã
đó của tín dụng phản ánh tâm trạng lạc quan thái quá và chất lượng ngày
càng tệ của các quyết định cho vay và đi vay mà Zielinski đã đúc kết trong
vở kịch của mình, và nó hé lộ gánh nặng nợ nần của Thái Lan ngày càng
tăng nguy cơ châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng. Vì vậy, tín hiệu rõ rệt
nhất cho thấy khủng hoảng đang đến không nằm ở chỗ nợ tư nhân đạt 165%
GDP vào 1997, mà nợ đã tăng mạnh từ mức 98% vào 2002, tăng tổng cộng
đến 67 Điểm phần trăm. Với mục đích phát hiện rắc rối sắp xảy đến, đó là