QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 327

Thông thường, chỉ sau khi giới cho vay và khách hàng tư nhân hưng

phấn cao độ thì chính phủ mới tham gia. Khi cơn sốt tín dụng tăng đà, chính
phủ thường cố gắng kiềm tỏa những người cho vay mới cũng như các
phương thức mới đầy thủ đoạn đến mức quá quắt, nhưng động thái này cũng
sớm trở nên một thứ như trò chơi đập chuột. Mỗi khi chính phủ tìm cách
trấn áp một dạng cho vay mờ ám, lại xuất hiện một dạng khác. Nếu cơ quan
chức năng cấm các khoản vay mua nhà dưới chuẩn, giới tín dụng lại bắt đầu
chào mời các khoản vay mua nhà tiền chế cơ động siêu rẻ, không cần trả
trước cũng chẳng cần hồ sơ công ăn việc làm.

Cuối cùng, cuộc vui sẽ đi đến chỗ kết thúc bởi một sự cố tài chính lớn

nào đó, thường xảy ra sau khi ngân hàng trung ương buộc phải tăng mạnh
giá đồng tiền để trấn áp tình trạng thái quá này. Nền kinh tế sau đó chậm lại
rõ rệt và cơ quan chức năng bắt đầu vào cuộc để làm dịu cuộc khủng hoảng
tín dụng ập đến bằng cách dịch chuyển nợ của khách hàng vay tư nhân bị
phá sản vào sổ sách của chính phủ. Nợ của chính phủ cũng tăng lên do họ
thường cố gắng làm dịu tác động của suy thoái kinh tế bằng cách vay mượn
để tăng chi tiêu công. Trong một nghiên cứu chi tiết vào 2014 về các cuộc
khủng hoảng tài chính ngược về đến 1870, chuyên gia kinh tế Alan Taylor
và các đồng nghiệp của ông đã kết luận: “Ý tưởng cho rằng các cuộc khủng
hoảng tài chính thường bắt nguồn từ các vấn đề của ngân sách (vay chính
phủ) là không có cơ sở lịch sử.” Nguồn gốc của rắc rối thường được tìm
thấy trong khu vực tư nhân, mặc dù các nước rơi vào khủng hoảng với nợ
chính phủ lớn sẽ bị suy thoái lâu hơn và sâu hơn, đơn giản vì chính phủ sẽ
khó vay để tài trợ cho các gói cứu trợ hoặc chi tiêu kích thích kinh tế.

Mô thức này – khủng hoảng nợ phát xuất từ khu vực tư nhân, và nhà

nước đóng vai trò phụ – giờ đây đã được xác minh thấu đáo. Trong hơn 430
cuộc khủng hoảng tài chính nghiệm trọng kể từ 1970, IMF đã phân loại chưa
đến 70 (tức chưa đến một phần sáu) là khủng hoảng nợ chủ yếu của chính
phủ hay “công quyền”. Trong những cuộc này có vụ sụp đổ nợ ở Mỹ Latin
vào những năm đầu 1980, và quy mô của những vụ khủng hoảng ấy giúp lý
giải tại sao nhiều nhà phân tích cứ vội tìm kiếm một chính phủ thủ phạm gây
ra khủng hoảng nợ. Một lý do nữa là bằng cách vay mượn quá nhiều để kéo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.