QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 330

mô lớn, kéo theo một sự gia tăng đáng kể gánh nặng nợ. Do đó quả bom nợ
của Trung Quốc đã trở thành một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với
kinh tế toàn cầu. Người ta đang tranh luận sôi nổi xem câu chuyện này sẽ
kết thúc ra sao, mà hầu hết giới phân tích cho rằng sẽ không có nguy cơ suy
trầm nghiêm trọng, một phần do họ dựa vào thành tích đặc biệt của các nhà
lãnh đạo Trung Quốc. Họ đã chỉ huy 30 năm tăng trưởng hầu như không
gián đoạn, ngay cả khi các cuộc khủng hoảng làm rung chuyển các quốc gia
mới nổi khác, vì vậy chắc chắn họ sẽ có thể đàm phán vấn đề nợ để không
gây ra đổ vỡ nghiêm trọng.

Lịch sử cho thấy một kết cục kém lạc quan

Trước cuộc bội lạm hiện nay của Trung Quốc, tất cả 30 cơn sốt tăng

trưởng tín dụng hậu chiến đều dẫn đến sự trì trệ nghiêm trọng. Danh sách
này bao gồm hai trong những số những phép mầu nổi tiếng nhất của châu Á
– Nhật Bản và Đài Loan – những nước cũng từng được tôn vinh có giới lãnh
đạo am tường kinh tế và đã có những giai đoạn dài tăng trưởng mạnh mẽ kết
thúc bằng một cơn sốt tín dụng. Nhật Bản và Đài Loan đều có tín dụng tư
nhân tăng ít nhất 40 điểm phần trăm về tỷ lệ so với GDP, Nhật Bản đã vượt
qua ngưỡng đó vào 1990 và Đài Loan nối gót vào 1992. Điều này chẳng báo
điềm lành gì về cơ may Trung Quốc tránh được “nụ hôn của nợ nần”.

Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, chẳng mấy chốc các dấu hiệu bắt

đầu lộ ra cho thấy – lần đầu tiên sau một thời gian dài – giới lãnh đạo của
Trung Quốc đã không nắm bắt đầy đủ những gì cần làm. Vào 2007 Thủ
tướng Ôn Gia Bảo đã công khai cảnh báo rằng nền kinh tế Trung Quốc đã
trở nên “không ổn định” và “không cân bằng”, vì đang đầu tư một tỷ lệ thu
nhập quá lớn, xây dựng quá nhiều nhà xưởng và nhà ở, và đổ quá nhiều bê
tông. Với nhiều nhà quan sát, sự nhìn nhận của Ôn Gia Bảo đã khẳng định
danh tiếng nhạy bén về kinh tế của Bắc Kinh và báo hiệu Trung Quốc sắp
tìm một mô hình tăng trưởng mới, phụ thuộc ít hơn vào đầu tư lớn cho nhà
xưởng để xuất khẩu và nhiều hơn vào việc thúc đẩy một xã hội tiêu dùng
mạnh mẽ hơn. Các nền kinh tế thần kỳ châu Á trước đó như Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan đều chậm lại khi trưởng thành, và giờ đây khi Trung Quốc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.